<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà Anfin mách bạn!

Những lời khuyên về quản lý tài chính cá nhân giúp bạn hướng đến mục tiêu an tâm về tài chính trong lâu dài.


Vì sao nên quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân là gì? Khái niệm này hiểu đơn giản là ứng dụng các nguyên tắc tài chính để làm sao sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.

Biết cách quản lý tài chính sẽ giúp bạn tự chủ tài chính cá nhân hơn về tiền bạc, không phải lo lắng “thiếu trước hụt sau”.

Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Chính phủ còn yêu cầu học sinh trung học tham gia các khóa học về tài chính cá nhân để sớm trang bị được kỹ năng quan trọng này.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân còn khá mơ hồ, đặc biệt là với các bạn trẻ. Việc thiếu kiến thức về tài chính cơ bản này khiến nhiều người trẻ không biết cách quản lý tiền và rơi vào cảnh túng thiếu. Để khắc phục vấn đề này, hướng đến mục tiêu sớm đạt được nền tảng tài chính ổn định, hãy cùng xem qua 7 bí quyết quan trọng sau.

cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Xem thêm: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hướng tới mục tiêu ổn định về tài chính. Bài viết hướng dẫn bạn hoạch định tài chính cá nhân hợp lý.

1. Tự theo dõi việc chi tiêu

Theo dõi các khoản chi tiêu là một bước rất quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Vì nếu không theo dõi, bạn sẽ không biết được tiền của mình đã dùng vào việc gì và sẽ sớm tiêu hết tiền vào các khoản không quan trọng.

Để tự rà soát các khoản chi tiêu, bạn hãy thường xuyên ghi nhận lại các khoản thu chi của mình. Bạn có thể chuẩn bị một quyển sổ để ghi nhận các khoản này. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những ứng dụng tiện ích trên điện thoại để cập nhật số tiền thu chi.

2. Trang bị kiến thức về quản lý tài chính cá nhân

Nếu bạn không tự học cách quản lý tiền của mình thì người khác sẽ tìm cách thay bạn quản lý theo hướng không hiệu quả. Có một số người có thể sẽ có chủ ý xấu, như những người cố vấn tài chính không chuyên, họ chỉ đưa ra lời khuyên cho bạn dựa theo mức hoa hồng mà họ được nhận.

Thay vì dựa vào lời khuyên của người khác, hãy dành thời gian tự tìm hiểu và trang bị kiến thức cơ bản về tài chính cá nhân. Khi bạn đã trang bị kiến thức, bạn có thể tự tin quản lý tài chính của mình và không sợ bị ai lợi dụng để sử dụng tiền của bạn sai cách.

3. Lập ngân sách chi tiêu

Sau khi đã theo dõi thu chi và có kiến thức về tài chính cá nhân, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc phải luôn đảm bảo chi tiêu dưới mức thu nhập.

Cách tốt nhất để luôn duy trì được nguyên tắc nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân này là lập ngân sách chi tiêu. Việc này giúp bạn ghi nhận rõ từng khoản chi tiêu và tuân thủ đúng theo ngân sách đó để không lâm vào tình cảnh túng thiếu.

Bạn có thể áp dụng quy tắc chi tiêu 50-30-20 mỗi khi có thu nhập để tiêu dùng một cách hợp lý. Cụ thể:

  • Dành tối đa 50% tiền lương được dùng cho chi tiết thiết yếu: nhà cửa, ăn uống, điện nước, y tế hoặc các khoản nợ hàng tháng. Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng là gì? Đây là một trong những khoản nợ được xem là khó đòi nhất khi người vay nợ không hoàn thành việc trả nợ trong thời gian quy định.
  • Sống là để tận hưởng những giây phút mình có, nên 30% tiền lương bạn có thể dùng để chi tiêu những gì bạn muốn, như mua sắm, đi du lịch, cafe với bạn bè,...
  • 20% số tiền còn lại, bạn hãy dùng để tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp hoặc để dành khi nghỉ hưu. Xem thêm: Tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu? Nghỉ hưu là dừng làm việc hẳn hay sao? Đừng bỏ qua bài viết này!

lập ngân sách chi tiêu cá nhân

Xem thêm: Thói quen của người giàu thường được duy trì để tăng khả năng làm giàu nguồn tài chính mà họ đang có và là những thứ nhiều người muốn học hỏi theo.

4. Bắt đầu xây dựng một quỹ dự phòng

Dù bạn đang phải trả những khoản nợ nào và lương bạn bao nhiêu, bạn cũng nên dành ra một khoản tiền nhất định trong ngân sách của mình để cho vào quỹ dự phòng hàng tháng.

Có tiền dự phòng để sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn không chật vật về tài chính và bớt lo nghĩ mỗi đêm.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen tiết kiệm và coi đó là việc bắt buộc phải duy trì mỗi tháng, bạn sẽ không chỉ có được khoản dự phòng, mà còn có thể dành tiền để nghỉ hưu, đi du lịch hoặc thậm chí là có đủ tiền để đặt cọc mua nhà.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đừng chỉ giữ tiền tiết kiệm một chỗ như cho vào một tài khoản riêng hay tự giữ tiền ở nhà. Vì bằng cách này, tiền của bạn sẽ mất giá do không theo kịp lạm phát.

Đăng ký tài khoản tiết kiệm trực tuyến lãi suất cao hay chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn sẽ giúp bạn có mức lãi suất đều đặn và ổn định hơn.

Dù lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm nào, bạn cũng nên lưu ý về quy định rút tiền để có thể lấy tiền nhanh chóng trong trường hợp cần dùng gấp.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một trong những phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân rất nổi tiếng trên thế giới.

Xem thêm: Cùng so sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm để biết ưu nhược điểm từng hình thức đầu tư. Giúp bạn ra quyết định phù hợp nhu cầu tài chính và khẩu vị rủi ro.

xây dựng quỹ dự phòng cho tài chính cá nhân

5. Đầu tư sớm để chuẩn bị tài chính cho dài hạn

Bên cạnh việc tiết kiệm, bạn cũng cần học cách đầu tư từ sớm và duy trì lâu dài để tận dụng hiệu ứng lãi kép giúp tiền đẻ ra tiền. Bạn nên đầu tư tài chính cá nhân càng sớm càng tốt, việc chần chừ sẽ làm bạn bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận cho tiền của mình. Để có thể hình dung rõ hơn, hãy xem qua ví dụ sau:

  • Từ hôm nay, bạn bắt đầu đầu tư cổ phiếu ngay với mức 2.000.000 đồng/tháng, lợi nhuận ước tính là 1%/tháng hay 12%/năm, lãi hàng tháng sẽ dồn vào vốn để duy trì đầu tư trong vòng 40 năm.
  • Một người bạn cùng tuổi với bạn, sau 30 năm mới bắt đầu đầu tư với mức 20 triệu đồng/tháng trong 10 năm. Lợi nhuận ước tính cũng là 1%/tháng, tương đương 12%/năm, lãi hàng tháng sẽ dồn vào vốn để duy trì đầu tư trong vòng 10 năm.

Sau 10 năm, bạn của bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 5,5 tỷ đồng. Trong khi, với việc sớm tận dụng hiệu ứng lãi kép, bạn sẽ thu về hơn 28 tỷ đồng cả vốn lẫn lãi. Như vậy, có thể thấy đầu tư dài hạn từ sớm và duy trì đầu tư đều đặn trong lâu dài sẽ giúp bạn thu về khoản lợi nhuận khổng lồ.

đầu tư sớm để vững mạnh tài chính

Bạn muốn tìm hiểu thêm về đầu tư cổ phiếu? Hãy xem ngay bài viết này.

6. Chăm sóc tốt cho sức khỏe

Bảo vệ tốt sức khỏe của mình và mua bảo hiểm y tế là việc rất cần thiết trong quản lý tài chính cá nhân.

Phần lớn người trẻ đều nghĩ mình khỏe, nên thường không chú trọng giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình. Nhưng cuộc sống thường không như kế hoạch, nếu chẳng may bị bệnh, nhất là những căn bệnh nghiêm trọng, bạn sẽ cần chi trả một khoản rất lớn để chữa bệnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý chăm sóc tốt cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ việc đơn giản nhất là duy trì các thói quen tốt như ăn nhiều trái cây và rau quả, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, sử dụng bia rượu...

Ngoài ra, nếu chưa có bảo hiểm y tế, bạn cũng cần mua ngay để hưởng các quyền lợi về chi phí chăm sóc sức khỏe. Có bảo hiểm y tế sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Cụ thể, khi đi khám chữa bệnh, với bảo hiểm y tế, bạn có thể được miễn giảm tới 80% chi phí.

Bạn là sinh viên chưa có nhiều kiến thức về đầu tư chứng khoán, tham khảo ngay bài viết tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu của Anfin. Bạn sẽ tìm thấy tất cả các kiến thức cơ bản về đầu tư qua bài viết này.

chăm sóc tốt cho sức khỏe

7. Bảo vệ tài sản cá nhân

Bí quyết cuối cùng trong cách quản lý tài chính cá nhân là bạn cần bảo vệ tiền và tài sản của mình. Bạn cần cân nhắc các việc sau đây để tự bảo vệ tài chính, có một số việc có thể bạn chưa thực hiện được ngay, nhưng bạn có thể xem xét để thực hiện trong tương lai:

  • Dù mua hay thuê nhà, bạn cũng nên cân nhắc đến việc mua bảo hiểm để bảo vệ nhà ở và đồ đạc của mình khỏi tổn thất do trộm cắp, hỏa hoạn hay thiên tai.
  • Mua bảo hiểm tai nạn để bảo vệ tài sản quý giá nhất - bản thân và khả năng làm việc của bạn. Nếu chẳng may bị thương tích hay bệnh tật, có bảo hiểm tai nạn, bạn sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng để bù cho khoản tổn thất trong một thời gian dài bạn không thể làm việc.
  • Bạn cũng cần bảo vệ tiền của mình khỏi lạm phát bằng cách đầu tư để tiền luôn sinh lãi. Qua quy tắc 5, bạn cũng đã thấy được “sức mạnh” của việc đầu tư từ sớm và duy trì đều đặn. Tìm hiểu về đầu tư là một kỹ năng quan trọng để gia tăng thu nhập và hướng đến mục tiêu đạt được sự giàu có.

Trước khi quyết định trong đầu tư, bạn phải hiểu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất. Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này!

Có nhiều hình thức đầu tư tài chính cá nhân, trong đó đầu tư chứng khoán với tính linh hoạt về vốn, và không giới hạn đối tượng tham gia là lựa chọn phù hợp để các bạn trẻ đầu tư từ sớm. Để đơn giản hóa việc đầu tư, đồng hành cùng ứng dụng đầu tư Anfin là cách dễ dàng nhất để bắt đầu.

Làm thế nào để tự do tài chính? Bật mí 03 lý do vì sao GenZ nên đầu tư sớm. Liệu đầu tư sớm liệu có dễ dàng như trên sách vở?

Tóm lại....

Bạn không cần phải tham gia các khóa học hay sử dụng một nền tảng đặc biệt nào để trở thành chuyên gia quản lý tài chính. Chỉ cần bạn áp dụng các quy tắc và bí quyết nói trên, bạn đã có thể quản lý tài chính cá nhân tốt để sớm an tâm về tài chính.

Để có trải nghiệm đầu tư cổ phiếu dễ dàng và thuận tiện nhất, tải ngay app Anfin - Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: investopedia.com

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..