Tình hình tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm
Trong những biến động kinh tế, lạm phát là một trong những thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều. Đây là một nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều hành kinh tế vĩ mô. Dù đã thực hiện tốt các chính sách và linh hoạt điều chỉnh nhưng lạm phát là điều khó tránh khỏi. Vậy lạm phát là gì? Tình hình tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm như thế nào? Cùng Anfin xem qua thông tin dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Lạm phát là gì?
Lạm phát có tên tiếng anh là Inflation, cho thấy sự tăng lên của giá trị hàng hóa, dịch vụ hay sự giảm xuống làm giảm giá trị của thị trường ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền. Hiểu đơn giản, lạm phát sẽ làm giảm các giá trị của đơn vị tiền tệ và gây nên hậu quả tiêu cực có thể là chi phí sinh hoạt tăng cao hơn.
Xem thêm: Các ví dụ lạm phát ở Việt Nam và trên thế giới, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của lạm phát đến nền kinh tế và xã hội cùng lời khuyên đầu tư hiệu quả.
Khi giá trị của hàng hóa, dịch vụ có sự tăng lên trong một khoảng thời gian dài, đó chính là khi lạm phát xuất hiện. Trên thực tế, muốn phân biệt được sự lạm phát và một lần nhảy giá thì tương đối khó bởi lẽ bản chất của chúng khác nhau. Nói cách khác, không phải khi chi phí của hàng hóa, dịch vụ tăng lên thì đó chính là lạm phát. Việc này diễn ra không phải một sớm một chiều mà cần sự biến động về giá tăng lên trong một khoảng thời gian dài.
Lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội,... Khi lạm phát xuất hiện, không có chính sách kịp thời hay không dự đoán được, từ đó sẽ tác động đến cơ cấu nền kinh tế, mất đi cân đối và dẫn đến các hoạt động tài chính rơi vào khủng hoảng. Đồng nghĩa các nguồn ngân sách Nhà nước bị sụt giảm, hoạt động sản xuất bị suy thoái.
Do vậy, để tránh rơi vào hoàn cảnh "vườn không nhà trống" khi lạm phát xảy ra, thói quen tích lũy nên được hình thành càng sớm càng tốt. Hãy lựa chọn gói tích lũy phù hợp với nhu cầu và cân bằng chi phí sinh hoạt hàng tháng. Có như vậy, bạn mới dễ dàng tự chủ tài chính trong tương lai.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Xem thêm: Lạm phát nên đầu tư gì là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Cùng tìm hiểu các cách đầu tư bền vững, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lạm phát qua các năm của nền kinh tế cụ thể như sau:
- Tình trạng cầu kéo: Đây là tình trạng giá tăng của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó và kéo theo giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo. Nói cách khác, lạm phát do cầu kéo cho thấy đồng tiền dần bị mất giá do nhu cầu tiêu dùng tăng lên, từ đó các mặt hàng khác cũng lần lượt tăng theo.
- Xuất khẩu: Do các hàng hóa xuất khẩu tăng lên dẫn đến số lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp. Do đó, hàng hóa được được tổng hợp thu gom lại để thực hiện mục đích xuất khẩu khiến lượng hàng cung ứng trong nước giảm mạnh. Giá cả bị giảm khi thu gom sẽ tăng lên lại và tình trạng lạm phát xảy ra.
- Nhập khẩu: Giá trị của hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng và giá cả trên thị trường thế giới tăng. Từ đó, giá bán ra trong nước tăng theo và sẽ đạt đến mức lạm phát.
- Tiền tệ: Ngân hàng giao dịch mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn sẽ nhiều, từ đó nhu cầu, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cũng sẽ tăng cao.
Thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm
Qua nhiều giai đoạn khác nhau tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm đều có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể, trong giai đoạn 2010 - 2020 tỷ lệ lạm phát từ 2 con số giảm xuống 1 con số và đạt được điểm ổn định ở mức 4% ở giai đoạn từ 2016 đến 2020.
Biểu đồ tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm
Bạn có thể thấy tại biểu đồ thể hiện tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2020, tỷ lệ lạm phát cao nhất chiếm 18.58% vào năm 2011.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Nhà nước đã áp dụng chặt chẽ và đồng bộ chính sách tiền tệ, tài khóa. Bên cạnh đó thúc đẩy quá trình sản xuất, gia tăng số lượng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,... Từ đó, tình hình có chuyển biến tích cực hơn, tình trạng lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 là 0.63%.
Trong giai đoạn 2016 đến 2020, tình trạng kinh tế ổn định nên tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức 4%.
Đáng nói đến nhất chính là giai đoạn 2011 đến năm 2015, thời kỳ có tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp nhất một cách ổn định. Tình hình lạm phát ổn định ở mức thấp nhất dẫn đến:
- Nền kinh tế vĩ mô hoạt động ổn định.
- Thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định.
- Dự trữ ngoại hối có sự tăng lên đạt mức kỷ lục.
- Tính thanh khoản của các hệ thống ngân hàng được cải thiện hơn.
Xem thêm: Thanh khoản là gì? Bạn cần nắm rõ khái niệm này.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Nhờ vào những tín hiệu tích cực đó mà các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế đã căn cứ và thực hiện nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.
Cũng chính trong giai đoạn 2011 đến năm 2015, các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) được điều hành chủ động, linh hoạt hơn bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó còn kết hợp chặt chẽ với các chính sách tiền tệ, tài khóa phù hợp để kiểm soát và đưa tỷ lệ lạm phát từ mức cao 23% (tháng 8/2011) xuống lần lượt 6.81% (năm 2012) dần dần giảm đến 0.63% (năm 2015). Đây là một sự sụt giảm đáng mong đợi cho nền kinh tế nước nhà.
Con số tỷ lệ lạm phát 0.63% là một con số đáng kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát. Dựa vào Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp.
Kiểm soát tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2020
Năm 2020 là năm đại dịch Covid - 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam về cơ bản bình quân năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình quân năm 2019. Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Đối với nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều hành, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời để được Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảm bảo.
Về phía mỗi cá nhân, bạn cần chủ động tạo thói quen tích lũy từ sớm để hạn chế những rủi ro khi lạm phát xảy ra. Hình thức gửi tiết kiệm online cũng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời điểm này. Bạn có thể tham khảo gói Tích lũy lên đến 8.5%/Năm tại sản phẩm Heo Thần Kỳ. Đây được xem là mức lãi suất cạnh tranh so với gửi tại quầy ngân hàng và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm có sự thay đổi mạnh mẽ. Nhờ vào việc Chính phủ luôn theo dõi và thống kê tỷ lệ sát sao mà có thể kịp thời thực hiện chính sách phù hợp đảm bảo nền kinh tế vĩ mô ổn định. Hy vọng với bài viết này bạn đã nắm được một số thông tin về tình hình tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm.
Xem thêm: Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất và những điều bạn nên biết
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí