<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Quy tắc 50 30 20 là gì? Bí quyết áp dụng hiệu quả dành cho bạn trẻ

Quy tắc 50 30 20 là một trong những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Cùng đọc bài viết bên dưới để biết cách áp dụng thực tế quy tắc 50 30 20 là gì

Quy tắc 50 30 20 là gì?

Quy tắc 50 30 20 là quy tắc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn phân chia chi phí thành ba khoản lớn là nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm, từ đó đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. 

Quy tắc 50 30 20 lần đầu tiên được đề cập đến trong cuốn sách tựa đề “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan”, viết bởi Elizabeth Ann Warren và con gái là Amelia Warren Tyagi.

Quy tắc 50 30 20 là gì

Ý nghĩa quy tắc 50 30 20

Đúng như tên gọi, quy tắc này chia thành ba phần chính, với mỗi phần có ý nghĩa và mục tiêu khác nhau:

50% thu nhập của bạn – Nhu cần cần thiết

Các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của bạn chỉ nên chiếm khoảng 50% tổng thu nhập có được của cá nhân hoặc gia đình. 

Chi phí thiết yếu là những khoản bạn bắt buộc phải chi tiêu mỗi tháng, bất kể mục tiêu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn là gì. Các chi phí này tập trung vào việc ăn uống, nhà cửa, chi phí đi lại, các chi phí liên quan tiện ích như tiền điện thoại, tiền nước, Internet, tiền học phí,...

Nếu các khoản chi phí cao hơn mức 50% thì có hai cách: hoặc là bạn cố gắng tiết kiệm chi phí hoặc gia tăng thu nhập cá nhân. 

Sau khi cắt giảm chi phí nhưng vẫn vượt quá 50% thì điều quan trọng là bạn có thể giảm bớt khoản mục cần chi cho hai thông số còn lại 30% và 20%.

Ý nghĩa quy tắc 50 30 20 

20% thu nhập của bạn – Tiết kiệm

Trong tổng thể thu nhập, bạn cần dành ra khoảng 20% cho các mục tiêu tiết kiệm liên quan đến quỹ khẩn cấp, quỹ hưu trí hoặc danh mục đầu tư. 

Đối với quỹ khẩn cấp, con số này nên được ưu tiên, với số tiền trong khoảng 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Thậm chí có nhiều gia đình đặt mục tiêu lên đến 1 năm chi phí dành cho quỹ dự phòng khẩn cấp. 

Quỹ này phải có tính thanh khoản cao, nên bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc thông qua các ứng dụng tài chính để hưởng lãi suất không kỳ hạn. Không nên dùng khoản bảo vệ này cho mục đích đầu tư vì sẽ phát sinh nhiều rủi ro mất thanh khoản. 

Nhiều người sau khi ổn định được số tiền dành cho chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng thì có thể nâng dần lên tỷ lệ dành cho hạng mục đầu tư. 

30% thu nhập của bạn – Mong muốn

Thông số cuối cùng trong quy tắc chính là khoản tiền dành cho các nhu cầu mang tính hưởng thụ, sở thích cá nhân. Khoản này chỉ nên chiếm 30% tổng thu nhập sau khi đã trang bị đủ chi phí sinh hoạt và các khoản dự phòng. 

Các khoản nằm trong con số 30% này có thể không hoàn toàn cần thiết nhưng là những thứ khiến cuộc sống của bạn thú vị hơn ví dụ như chi phí xem phim, du lịch, tham dự các kỳ nghỉ lễ, học tập phát triển bản thân, mua sắm thiết bị,...

Quy tắc 50 20 30 áp dụng cho ai 

Quy tắc này được nhiều người áp dụng vì dễ dàng thực hiện, phổ biến và có thể đạt mục tiêu tài chính ngay. 

Bạn nên áp dụng quy tắc 50 30 20 ngay sau khi tất toán hoặc cơ cấu các khoản nợ. Không nên để dành tiền đầu tư nếu như tổng thu nhập chỉ vừa đủ cho các khoản chi tiêu và trả nợ. 

Quy tắc 50 30 20 có thể áp dụng cho bất kỳ ai, thậm chí dành cho cả những em nhỏ cấp 1 cấp 2, đang học hiểu về quản lý tiền bạc. 

Áp dụng quy tắc 50 30 20 cho ai 

Thiết lập kế hoạch với quy tắc 50 30 20 

Liệt kê chi tiêu

Việc đầu tiên trước khi thiết lập kế hoạch chính là hiểu rõ các khoản chi tiêu của cá nhân. Để làm việc này, bạn cần tập hợp các hóa đơn mua hàng, thanh toán, sao kê thẻ tín dụng trong khoảng thời gian nhất định để xác định thói quen chi tiêu. 

Sau khi tập hợp các khoản chi tiêu, bạn hãy xem xét và phân chia các chi tiêu thành này thành hạng mục khác nhau: đâu là khoản chi tiêu bắt buộc phải có, đâu là khoản hưởng thụ, đâu là khoản dành cho đầu tư. 

Xác định “Muốn và Cần”

Sau khi đã phân thành các hạng mục khác nhau, bạn hãy phân tích đâu là khoảng chi tiêu quá nhiều, vượt qua hạn mức cho phép. 

Các khoản chi tiêu đôi khi chỉ vì hứng thú nhất thời cũng có thể thâm hụt ngân sách hàng tháng. Do đó,  bạn cần xác định đâu là khoản bạn “Muốn” và khoản bạn thực sự “Cần”. Nếu phần hưởng thụ quá cao, thì bạn cần xem xét giải pháp để cắt giảm chi tiêu. 

Thiết lập kế hoạch với quy tắc 50 30 20 

Tính tổng thu nhập 

Sau khi xác định các khoản chi tiêu, bạn cần thực tế nhìn nhận lại các khoản thu nhập hiện có, bao gồm: lương, thưởng, lãi từ đầu tư, thu nhập thụ động. 

Đây là bước vô cùng quan trọng vì qua đó, bạn sẽ biết được hai điều:

  • Thu nhập của bạn có đủ để cho các khoản chi tiêu và các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn hay không.
  • Có cách nào để tăng thu nhập trên mức hiện có hay không. 

Nếu thu nhập của bạn không ổn định, bạn nên tính trung bình 3-6 tháng gần nhất hoặc thậm chí 1 năm đối với những khoản thu theo năm tài chính.

Thiết lập mục tiêu

Đây là giai đoạn bạn gắn kết thông tin về chi tiêu và thu nhập để hoàn thiện bức tranh về mục tiêu tài chính. Ở bước này, bạn hãy xác định các sự kiện có thể xảy ra, nguồn lực cần chuẩn bị bao nhiêu và chia nhỏ ra từng tháng để thực hiện. 

Việc thiết lập mục tiêu luôn quan trọng, vì bạn có thể hình dung trước các giải pháp để  hướng đến, không nhất thiết bó buộc trong một cách. 

Thực hiện theo kế hoạch và rà soát lại

Bước cuối cùng trong việc quản lý tài chính cá nhân theo quy tắc 50 30 20 là rà soát lại những việc bạn đã làm, so sánh kế hoạch và thực tế có cần điều chỉnh gì không. 

Lời kết

Quy tắc 50 30 20 trở thành một trong những phương pháp quản lý tiền hiệu quả và dễ thực hiện. Trong các tình huống, bạn hãy linh hoạt áp dụng chứ không quá cứng nhắc và gò bó. 

Sau khi áp dụng quy tắc 50 30 20 thành thói quen trong quản lý tài chính cá nhân, bạn hãy tiến thêm một bậc cao hơn nữa để độc lập tài chính thông qua các khoản đầu tư an toàn, hiệu quả. Cùng theo dõi nhiều bài viết bổ ích trên Anfin về chủ đề này và tải ngay ứng dụng tài chính thông minh để bắt đầu hành trình đầu tư bền vững.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..