FED là gì? Tác động việc tăng lãi suất của FED lên kinh tế và chứng khoán
Bất cứ ai đã hoặc đang có ý định tham gia vào thị trường chứng khoán đều cần biết những thông tin liên quan đến chính sách tiền tệ và lãi suất thị trường. FED là tổ chức tài chính quan trọng hàng đầu, ban hành các quyết định mang tính chiến lược và ảnh hưởng mạnh mẽ lên thị trường chứng khoán. Cùng tìm hiểu tình hình biến động lãi suất của FED là gì qua bài viết bên dưới.
Nội Dung Bài Viết
FED là gì?
FED là Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang, hay là Ngân hàng Trung ương Mỹ, thành lập ngày 23/12/1913, khi Tổng Thống Woodrow Wilson còn đương nhiệm. Ông là người ký và thông qua đạo luật “Federal Reserve Act” với mục đích duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định cho Mỹ.
Đây là tổ chức duy nhất được in tiền USD và không chịu sự tác động hay quản lý bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Do đó, mọi thay đổi về chính sách tiền tệ, lượng cung tiền hay lãi suất FED là gì đều là mối quan tâm của tất cả các nhà chính trị, chính sách kinh tế và đầu tư trên toàn thế giới.
Cơ cấu hệ thống FED là gì?
Hệ thống của Cục dự trữ Liên Bang có cơ cấu gồm các thành phần chính như sau:
- Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định 7 thành viên trực thuộc Hội đồng Thống đốc với nhiệm kỳ 14 năm.
- FOMC - Federal Open Market Committee: Ủy ban thị trường mở Liên bang, thiết lập những chính sách tiền tệ ngắn hạn của Liên bang, bao gồm 7 thành viên và 5 chủ tịch của mỗi Ngân hàng chi nhánh.
- 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang đặt tại các thành phố lớn bao gồm: Boston, New York, Philadelphia, Chicago, St. Louis, Richmond, Cleveland, Atlanta, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco và các ngân hàng thành viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến thực thi chính sách tiền tệ cho từng khu vực.
Chức năng của FED
Theo Đạo luật dự trữ Liên bang, chỉnh sửa bổ sung năm 1977, chức năng chính của FED bao gồm:
- Ban hành và thực thi các chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm, ổn định giá và lãi suất trên thị trường.
- Kiểm soát rủi ro trên thị trường tài chính liên quan đến chính sách tiền tệ.
- Tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá sản phẩm dịch vụ trên thị trường.
- Giám sát hoạt động của các Ngân hàng và đảm bảo người dân được tiếp cận hệ thống tín dụng lành mạnh.
- Quản lý tài sản có giá trị cho chính phủ Mỹ.
- Liên kết và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các quốc gia trên thế giới.
Chịu trách nhiệm đối với hệ thống chi trả của Mỹ.
Xem thêm: CFD là gì? Đây là một trong những hình thức giúp các nhà giao dịch thu được lợi nhuận từ biến động giá thuộc một loại tài sản.
Tình hình lãi suất của FED
FED đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát trên thế giới, nhưng cũng là tiềm ẩn cho suy thoái kinh tế, hạn chế tăng trưởng ở các quốc gia.
Ngày 21/9/2022, FED đã tăng lãi suất lên 75 điểm lần thứ ba liên tiếp kể từ đầu năm 2022 đến nay, dẫn đến lãi suất cho vay qua đêm ở mức 3.0-3.25%, đạt đỉnh kể từ đầu năm 2008. GDP năm nay có thể tăng chỉ 0.2%, nhưng có khả năng hồi phục lên mức 1.2% trong năm sau. Dự kiến lãi suất trung bình vào năm 2023 là 4.6%.
FED cũng đưa ra dự định tăng lãi suất mới thêm 125 điểm, nâng lãi suất cho vay qua đếm lên 4.4% vào cuối năm 2022, cao hơn so với kế hoạch 3.8% trong cuộc họp báo vào cuối tháng 6. Quyết định tăng lãi suất này xuất phát từ tình hình lạm phát trong tháng 8 không những không giảm mà còn tăng.
Xem thêm: Một số dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc thông qua việc tăng lãi suất quá mức, đặc biệt tại các thị trường mới nổi.
Tác động khi FED tăng lãi suất
Vì là tổ chức tài chính - tiền tệ hàng đầu thế giới nên mọi thay đổi trong chính sách của FED đều ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
1. Đối với kinh tế thế giới
Dấu hiệu suy thoái kinh tế
Mặc dù hiện tại, FED nhận định nền kinh tế Mỹ vẫn trong giai đoạn ổn định nhưng các dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế· có thể xảy ra nếu FED tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay, do hệ lụy từ việc giảm tiêu dùng và đầu tư tại Mỹ.
Lãi suất trái phiếu chính phủ trong các kỳ hạn khác nhau có khả năng hội tụ, không có khác biệt khi mua trái phiếu ngắn hạn và dài hạn vì các mức lãi suất gần như tương đương.
Xem thêm: Thị trường hiện nay đang phản ứng khá tiêu cực, một trong những nguyên nhân chủ yếu chính bởi tình trạng FED tăng lãi suất lần thứ năm trong năm 2022.
Chi phí vay nợ tăng cao
Việc điều chỉnh lãi suất trong năm 2022 sẽ khiến cho nhu cầu vay vốn và đầu tư giảm sút. Các doanh nghiệp và cá nhân phải trả chi phí lãi vay cao hơn. FED và chính phủ Mỹ vẫn trong giá trình kiềm chế lạm phát và giữ cho nền kinh tế không rơi vào suy thoái. Các số liệu cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có thể quay về mức 3.5% trước giai đoạn Covid-19.
Việc tăng lãi suất còn liên quan đến những sự kiện chính trị trên toàn thế giới như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, chính sách thắt chặt giao thương Zero Covid của Trung Quốc gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc sản xuất toàn cầu.
Xuất nhập khẩu và đầu tư
Khi lãi suất FED tăng, tỷ giá USD so với các đồng nội tệ khác cũng tăng. Xuất khẩu sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, tình hình nhập khẩu sẽ chịu tác động lớn.
Tình hình đầu tư có sự chuyển dịch nguồn vốn sang những kênh an toàn hơn. Các nhà đầu tư có thể quay trở lại nền kinh tế Mỹ nếu nước này vẫn duy trì việc quản lý rủi ro kinh tế và mức lãi suất hợp lý.
2. Đối với kinh tế Việt Nam
Hoạt động thương mại
Số liệu cho thấy các hoạt động thương mại có xu hướng giảm do chi phí vay nợ từ các doanh nghiệp tăng cao. Các quyết định sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư sẽ cần cân nhắc kỹ.
Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ trên toàn thế giới giảm tác động đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái
Việc thay đổi lãi suất tác động mạnh lên cặp tiền tệ USD/VND. Số liệu ngày 14/10 cho thấy, chỉ số US Dollar Index (DXY) ở mức 112.45 điểm, giảm 0.76%. FED kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay, duy trì mức 2%.
Lãi suất
Khi FED tăng lãi suất, chắc chắn lãi suất huy động sẽ chịu tác động tăng, thanh khoản của các tổ chức giảm, nghĩa vụ trả nợ vay bằng đồng USD của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Đầu tư
Đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ giảm vì các nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ các thị trường mới nổi như Việt Nam về lại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, các dấu hiệu do sự chuyển dịch này vẫn chưa rõ ràng khi từ tháng 5, giá trị bán ròng chuyển sang mua ròng với mức 1.000 tỷ đồng.
Chứng khoán
Tính thanh khoản của thị trường tài chính thế giới đang bị siết chặt, áp lực trả nợ nước ngoài của Nhà nước tăng cao.
Toàn thị trường hiện chứng kiến đợt giảm mạnh nhất. Đây là giai đoạn “tích sản” cho các nhà đầu tư giá trị, mua được cổ phiếu tốt với mức giá thấp.
Lời kết
Anfin hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên, bạn đã hiểu được lãi suất của FED là gì và tác động của chính sách tiền tệ từ FED đến nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới. Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích từ Anfin và trở thành nhà đầu tư tài chính thông minh. Tải ngay app để trải nghiệm nhiều sản phẩm tối ưu nhất.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí