Tổng quan về các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
Trong tháng 9/2022 vừa qua, các ngân hàng trung ương đang tích cực tung ra nhiều đợt tăng lãi suất với quy mô chưa từng thấy trong ít nhất 20 năm. Hiện nay, thị trường đang dần xuất hiện các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, nhất là đối với các thị trường mới.
Các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc?
Khi các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, một chế độ mới trong các chính sách và hành vi thị trường đang dần xuất hiện. Các nhà đầu tư cần hiểu rõ để tìm kiếm các cơ hội tốt nhất và đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp với danh mục đầu tư của mình.
1.1 Ngân hàng trung ương tập trung việc kiểm soát lạm phát hơn tăng trưởng
Từ sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương tập trung các hoạt động hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính khi có dấu hiệu suy thoái. Ở một số quốc gia, áp dụng việc cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất, thậm chí dưới 0. Bên cạnh đó, hàng nghìn tỷ USD được nới lỏng định lượng. Tất cả cho thấy sự tập trung thi hành nhằm chống lại nguy cơ giảm phát.
Hiện nay, tình trạng lạm phát đã đạt mức cao nhất trong khoảng 40 năm gần đây. Từ đó các áp lực chính trị dần tăng lên. Lúc này các ngân hàng trung ương dần thay đổi phản ứng của họ và cố gắng giảm đi tốc độ tăng trưởng nhằm giảm tình trạng lạm phát hoặc suy thoái nền kinh tế.
Xem thêm: 5 cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử
1.2 Ngân hàng khó ứng phó với tình trạng lạm phát
Tình trạng lạm phát xảy ra khi mức lãi suất dần tăng lên trong khoảng thời gian ngắn hạn và vẫn duy trì ở mức cao nhất trong thời gian dài. Bên cạnh đó các ngân hàng trung ương không thể nới lỏng các chính sách để hỗ trợ việc tăng trưởng trong một thời gian. Những điều này khiến cho tình hình trở nên tiêu cực hơn trong những năm gần đây. Ngoài ra còn khiến tình trạng lạm phát tăng lên ở hầu hết các quốc gia.
1.3 Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát
Khi dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc đồng nghĩa với viễn cảnh suy thoái kinh tế đang được diễn ra. Từ đó các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với tình trạng lạm phát, các chi phí sản xuất tăng, giá cả hàng hóa dần cao hơn và các chi phí nhân sự cũng tăng đáng kể.
Các chi phí tăng lên khiến người lao động yêu cầu tăng lương để đáp ứng các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Không chỉ thế, ở một số nơi chi phí quy định như thuế cũng tăng lên dẫn. Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một số công ty đang bị đe dọa và biên lợi nhuận dần sẽ bị siết chặt.
Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ tăng lãi suất kết thúc
Từ các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, bạn sẽ thấy được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như tình hình kinh tế bị suy thoái:
- Căn nguyên xuất phát từ tình trạng lạm phát, vật giá leo thang trong thời gian dài khiến cho đồng tiền mất giá. Từ cơ chế tự nhiên của thị trường sẽ khiến các doanh nghiệp điều chỉnh lại nguồn lực được sử dụng chưa hiệu quả, nhất là trong giai đoạn tăng trưởng.
- Các yếu tố như giá cả, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,... đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế gây suy thoái.
- Sự yếu kém trong việc quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp trong các quá trình vận hành tăng trưởng.
Các nhận định về dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
Dưới đây là một số nhận định dự đoán về các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc trong thời gian tới:
- Theo ông Vincent Chaigneau, giữ vai trò đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Generali cho biết khi các ngân hàng trung ương tập trung việc đối phó tình trạng lạm phát đang ở mức cao trong nhiều thập niên thì vẫn tiềm tàng một số rủi ro. Cụ thể biện pháp được các ngân hàng sử dụng trong thời gian dài nhằm đối phó lạm phát có thể gây ra tình trạng lãi suất tăng quá mức. Điều này khiến ngân hàng trung ương lớn thực hiện tăng lãi suất quá nhanh và khả năng đi xa trên thị trường sẽ giảm sút vào quý III/2022 và thời gian tới.
- Từ Claudia Calich, người nắm giữ bộ phận nợ của thị trường mới nổi tại M&G Investments cho rằng từ góc độ lãi suất, các thị trường mới nổi đang hoạt động mạnh hơn nhiều so với ngân hàng trung ương sẽ dần tiến tới cuối chu kỳ thắt chặt.
- Masafumi Yamamoto, chiến lược gia tiền tệ tại Mizuho Securities cho biết các loại tiền tệ của thị trường mới nổi đang dần được bán tháo quá mức, nhất là đối với các loại tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, tại các nước phát triển đang cố gắng hỗ trợ các đồng tiền châu Á và các loại tiền tệ của thị trường mới nổi thông qua nhiều hoạt động tài chính khác. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc một cách rõ ràng hơn cả đối với thị trường mới nổi.
- Thu Ha Chow, một chuyên gia tại Công ty quản lý tài sản Dutch Asset đã đưa ra đánh giá vào thời điểm này rằng thị trường châu Á đang dần duy trì được sự ổn định ở mức tương đối tốt trước những biến động thị trường xảy ra. Các hoạt động được xem là khác xa so với giai đoạn đầu chu kỳ thắt chặt các chính sách tiền tệ gần đây nhất của Fed (năm 2013). Cụ thể lúc đó nước Ấn Độ và Indonesia được xem là những quốc gia có nền kinh tế mới nổi khá mong manh, dễ bị tác động trước việc Mỹ tăng lãi suất.
Bài viết trên đây là những thông tin về các dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc cùng một số nguyên nhân cơ bản trong giai đoạn suy thoái kinh tế đang diễn ra. Anfin hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình hình kinh tế cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp trong tương lai.
Xem thêm: Room tín dụng là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính về các khoản vay hoặc các gói tín dụng của ngân hàng Nhà nước.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí