<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Hệ số đòn bẩy tài chính là gì? Làm sao để tận dụng tối ưu

Hệ số đòn bẩy tài chính là thuật ngữ quen thuộc trong doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Hệ số này giúp doanh nghiệp cơ cấu nguồn vốn hiệu quả để đạt mục tiêu lợi nhuận. Cùng đọc qua bài viết bên dưới để biết những lưu ý quan trọng khi sử dụng hệ số này. 

Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?

Hệ số đòn bẩy tài chínhFinancial Leverage - FL là chỉ số cho biết mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận. Thông tin về vốn vay được thể hiện minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Nếu biết cách sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển. Tuy nhiên doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý tỷ trọng vốn chủ sở hữu với các khoản nợ phải trả để không áp lực trả lãi vay quá cao. 

Hệ số đòn bẩy tài chính là gì

Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính được tính bằng công thức sau:

Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • EBIT - Earnings before Interest and taxes: lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp
  • EPS - Earnings per share: Lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Công thức tính đòn bẩy tài chính khi có khoản lãi vay phải trả

Công thức tính đòn bẩy tài chính khi có khoản lãi vay phải trả

Trong đó:

  • F: chi phí cố định, không tính lãi vay
  • v: chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm
  • p: giá bán sản phẩm
  • Q: số lượng sản phẩm
  • I: khoản lãi vay phải trả

Ví dụ về chỉ số đòn bẩy tài chính

Công ty A kinh doanh mặt hàng xyz với tổng vốn bỏ ra là 150.000.000đ, trong đó 70.000.000đ đi vay với lãi suất 150%/năm. 

Dự kiến trong năm công ty A sẽ bán được 10.000 sản phẩm với giá là 25.000đ/sản phẩm. Doanh thu dự kiến = 10.000 x 25.000đ = 250.000.000đ.

Chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm là 16.000đ. Tổng chi phí kinh cố định là 50.000.000đ. 

Áp dụng vào công thức trên ta có:

Lãi vay - I = 70.000.000đ X 15% = 10.500.000đ

Chi phí cố định - F = 50.000.000 VNĐ

Chi phí biến đổi - v = 16.000 VNĐ

Giá bán sản phẩm - p = 25.000 VNĐ

Số lượng sản phẩm dự kiến bán ra Q = 10.000 sản phẩm

EBIT = 10.000 x (25.000 – 16.000) – 50.000.000 = 40.000.000 VNĐ

=> DFL = 40.000.000 / (40.000.000 - 10.500.000) = 1.36

cách tính hệ số đòn bẩy

Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy tài chính 

Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở hữu. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ kiểm soát sự gia tăng lợi nhuận một cách đột biến, biết cách điều chỉnh các thông số trong đòn bẩy để đạt đến mức lợi nhuận mong muốn. 

Hệ số này giúp doanh nghiệp tìm ra chiến lược duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách cơ cấu nguồn vốn vay, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường biến động. 

Ưu điểm và nhược điểm của hệ số đòn bẩy tài chính

Để phân tích về cơ cấu sử dụng vốn trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu về ưu nhược điểm của hệ số đòn bẩy tài chính.

Ưu điểm

Hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều sử dụng đòn bẩy để kinh doanh, vừa tận dụng nguồn vốn mở rộng sản xuất vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh. 

Đây là công cụ giúp doanh nghiệp có vị thế tốt, có khoản ký quỹ để duy trì hoạt động. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn biến động hiệu quả hơn do tận dụng được nguồn vốn. 

Nhược điểm

Cũng giống như các công cụ tài chính khác, đòn bẩy nếu không có chiến lược sử dụng hiệu quả sẻ rủi ro cao. Do đó, bạn cần hiểu thật kỹ các chiến lược sử dụng đòn bẩy, tránh nợ vay quá lớn, nguồn vốn chủ không nhiều có thể dẫn đến phá sản. 

Doanh nghiệp phải luôn cân nhắc về lãi suất vay đến từ các nguồn tin cậy như ngân hàng, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức tín dụng uy tín. 

Ưu nhược điểm của hệ số đòn bẩy tài chính

Những lưu ý khi sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính

Ngoài ứng dụng trong doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính còn được các nhà đầu tư sử dụng trên thị trường chứng khoán thông qua ký quỹ để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, để thực sự hiệu quả, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Luôn có khoản dự phòng trong trường hợp Call Margin - lệnh dừng ký quỹ. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn không nên sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính cao nhằm quản lý rủi ro tốt. Có thể bắt đầu ở mức đòn bẩy x1, sau đó tăng dần dựa trên kinh nghiệm thực tế. 
  • Nếu vốn đầu tư hạn chế, bạn cần cân nhắc khi sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để tránh rơi vào điểm dừng lỗ nhanh chóng. 
  • Luôn kiểm soát giao dịch trong giới hạn rủi ro cho phép. Không quá mạo hiểm nếu bạn không có nhiều phương án dự phòng. 
  • Bạn nên sử dụng Trailing Stop để bảo toàn nguồn vốn đầu tư. Giới hạn cắt lỗ nên khoản từ 1-2% để hạn chế rủi ro cháy tài khoản. 
  • Đối với việc đọc báo cáo tài chính, bạn nên thận trọng các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao nhưng tốc độ tăng trưởng không tương xứng. Điều này dẫn đến áp lực vay nợ lớn, rất dễ phá sản những lúc thị trường bất ổn. 

Lời kết

Hệ số đòn bẩy tài chính có nhiều lợi ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nếu biết cách tính hệ số này, bạn sẽ quản lý danh  mục đầu tư hiệu quả. Cùng tích lũy thêm nhiều kiến thức và gia nhập cộng đồng đầu tư bền vững cũng Anfin. Đây là ứng dụng đầu tư với số vốn thấp, nhiều sản phẩm hấp dẫn từ cổ phiếu đến chứng quyền, giúp bạn gia tăng tài sản an toàn. 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..