Vốn chủ sở hữu là gì? Bao gồm những gì? Cách tính vốn chủ sở hữu
Trước khi thành lập doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng trong việc vận hành và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Cùng Anfin tìm hiểu các vấn đề cơ bản về vốn sở hữu thôi!
Nội Dung Bài Viết
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (VSH) là một trong những yếu tố hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. chúng sẽ giúp định giá được giá trị của doanh nghiệp hiện hành.
Vốn chủ sở hữu (Owner's Equity) chính là nguồn vốn được chủ doanh nghiệp sở hữu hoặc đồng sở hữu cùng các cổ đông, thành viên liên doanh. Đồng nghĩa với việc các thành viên sẽ cùng nhau góp vốn, xây dựng nên nguồn lực cần thiết để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh.
Đương nhiên, những thành viên cùng góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như quyết định hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận cũng như gánh các khoản lỗ từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường, VSH sẽ là nguồn tài trợ cố định và thường xuyên cho doanh nghiệp. Thường được bổ sung từ các nguồn khác nhau như chênh lệch giá cổ phiếu, giá trị tài sản, lợi nhuận kinh doanh,... Các nhà đầu tư cần hiểu rõ khái niệm vốn chủ sở hữu để xây dựng cơ cấu vốn và nguồn lực tối ưu hiệu quả trong sự phát triển của công ty.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện rất chi tiết. Tùy vào từng mô hình doanh nghiệp mà loại vốn chủ sở hữu gồm những thành phần khác nhau. Cơ bản nhất, vốn chủ sở hữu sẽ được cấu thành từ các yếu tố sau:
- Vốn cổ đông: Nguồn vốn được tích góp thực tế từ cổ đông. Chi tiết số vốn sẽ được ghi rõ đối với từng thành viên tham gia góp vốn trên giấy tờ điều lệ công ty.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận còn lại sau khi khấu trừ thuế chưa được chia cho các bên cổ đông, thành viên liên doanh.
- Quỹ doanh nghiệp: Thường sẽ có các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng,... được hình thành với tỷ lệ không vượt quá quy định pháp luật.
- Thặng dư vốn cổ phần: Khoản vốn chênh lệch giữa giá cổ phiếu lúc phát hành so với mệnh giá hiện tại.
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Đánh giá lại tài sản gồm tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,...
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Giao dịch được phát sinh bằng ngoại tệ, mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,...
- Và các nguồn khác như cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí sự nghiệp,..
Tuy vậy, yếu tố chiếm tỉ trọng cao nhất là nguồn vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tức khi cổ phiếu của doanh nghiệp đó được các "ông lớn" rót tiền mua càng nhiều thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó lại tăng lên đáng kể.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu giảm hoặc tăng đều do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như:
Vốn chủ sở hữu giảm do:
- Doanh nghiệp phải hoàn lại vốn cho chủ sở hữu vốn, cổ đông, thành viên liên doanh.
- Giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá ban đầu.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động.
- Bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh.
- Công ty cổ phần hủy bỏ cổ phiếu quỹ.
Vốn chủ sở hữu tăng do:
- Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp.
- Vốn từ nguồn lợi nhuận kinh doanh.
- Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Xem thêm: Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền kinh tế sản xuất. Thấu hiểu bản chất của quy luật giúp doanh nghiệp tối ưu năng suất đạt lợi nhuận bền vững.
Một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện hành
Tùy từng loại mô hình doanh nghiệp khác nhau thì hình thức vốn cũng sẽ có sự khác biệt. Một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện hành theo các mô hình kinh doanh:
- Doanh nghiệp nhà nước: Toàn bộ nguồn vốn hoạt động đều sẽ do nhà nước đầu tư.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn được góp từ các thành viên tham gia thành lập công ty.
- Công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn được gọi là cổ đông.
- Công ty hợp danh: Doanh nghiệp sẽ có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh tham gia trong việc góp vốn thành lập công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn sẽ do chủ doanh nghiệp đóng góp. Cá nhân hoặc tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn sẽ được góp từ các doanh ngoài trong và ngoài nước.
Tìm hiểu thêm: Vốn pháp định là gì? Hiểu đơn giản, đây là phần vốn tối thiểu được quy định đối với một doanh nghiệp cần có trong một ngành nghề cụ thể.
Công thức tính vốn chủ sở hữu
Chắc chắn các doanh nghiệp phải nắm rõ cách hạch toán vốn chủ sở hữu trước khi thành lập doanh nghiệp, đi vào hoạt động kinh doanh. Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp - Tổng nợ phải trả
Trong đó:
Tổng tài sản doanh nghiệp sẽ bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn: Tiềm mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luận chuyển và các khoản khác (vàng, bạc,...)
- Tài sản dài hạn: Các khoản đầu tư tài chính, các khoản thu, tài sản cố định, bất động sản,...
Nợ phải trả sẽ thường là các khoản trả người bán, thuế, các khoản nộp Nhà nước, khoản trả công lao động, khoản trả nội bộ, khoản vay nợ tài chính,...
Ví dụ cụ thể: Một doanh nghiệp có đầu tư chứng khoán với số tiền là 5 tỷ đồng. Tổng chi phí thiết bị nhà máy là 3 tỷ đồng. Hàng tồn kho có giá trị là 1 tỷ đồng. Đi cùng với các khoản thu của công ty sản xuất là 2 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có món nợ là 2 tỷ đồng tiền vay để mua dụng cụ cho nhà máy, 200 triệu đồng tiền công nhân viên và 2 tỷ đồng cho nhà cung cấp bao bì hàng hóa. Như vậy, vốn chủ sở hữu của công ty được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp - Tổng nợ phải trả = (5 + 3 + 1 + 2) - (2 + 0,2 + 2) = 6,8 tỷ đồng.
Xem thêm bài viết: Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam? Tìm hiểu những quy định cơ bản nhất của thị trường hiện nay.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc về Vốn chủ sở hữu là gì? Một số thông tin cơ bản. Theo dõi Anfin để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực kinh tế tài chính và đầu tư hiệu quả nhé!
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Nguồn tham khảo: british-business-bank.co.uk, investopedia.com
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí