<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Call Margin là gì? Nhà đầu tư cần làm gì khi bị Call Margin?

Call Margin là thuật ngữ thường gặp trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt khi bối cảnh thị trường nhiều bất ổn như hiện nay. Cùng tìm hiểu call margin là gì và tác động như thế nào đến nhà đầu tư khi lâm vào tình huống này qua bài viết bên dưới.

Margin là gì?

Margin được gọi là giao dịch ký quỹ, đề cập đến việc nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ sử dụng số lượng cổ phiếu này làm tài sản thế chấp.

Như vậy, đây là hình thức tận dụng đòn bẩy tài chính để tối ưu lợi nhuận với số vốn vừa phải. Tỷ lệ cho vay margin sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: thời điểm vay, quy định công ty chứng khoán, giá trị cổ phiếu nắm giữ.

Margin trong chứng khoán là gì

Margin trong chứng khoán là gì?

Ví dụ về margin trong chứng khoán

Nhà đầu tư có 200 triệu vốn nhưng có thể vay mua cổ phiếu đến 300 triệu, tỷ lệ margin là 1:1.5. Nếu nâng margin lên mức 400 triệu thì tỷ lệ đòn bẩy là 1:2.

Xem thêm: Hệ số đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp phân tích cơ cấu sử dụng nguồn vốn hợp lý. Nhà đầu tư cũng áp dụng hệ số này để giao dịch trên thị trường hiệu quả hơn.

Call margin trong chứng khoán là gì?

Call Margin - lệnh gọi ký quỹ - là thông báo từ sàn giao dịch đến nhà đầu tư ngay khi mức ký quỹ thấp dưới ngưỡng cho phép. Để duy trì, nhà đầu tư buộc phải nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để quay lại ngưỡng an toàn.

Call Margin là gì

Call Margin là gì?

Công thức tính Call Margin

Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định tỷ lệ call margin khác nhau. Khi Mức ký quỹ thực tế = tài sản ròng thực tế /giá trị cổ phiếu còn lại thấp hơn mức ký quỹ theo quy định thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo Call Margin từ công ty chứng khoán để nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu.

Sau thời hạn 2-3 ngày nếu nhà đầu tư không điều chỉnh đưa mức đòn bẩy về ngưỡng an toàn, cổ phiếu sẽ bị công ty chứng khoán bán để giải chấp nợ vay.

Ví dụ về Call margin

Tỷ lệ ký quỹ tại công ty chứng khoán X là 40%. Nhà đầu tư A muốn mua 300 triệu đồng cho cổ phiếu B với vốn ban đầu là 200 triệu. Nhà đầu tư quyết định ký quỹ Margin để vay 100 triệu. Tổng giá trị cổ phiếu B được dùng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Biến động thị trường làm giá cổ phiếu B giảm 50%, đồng nghĩa giá trị tài sản cũng giảm 50%.

  • Số tiền lỗ = Tổng sức mua x giá cổ phiếu giảm = 300 x 50% = 150 triệu
  • Giá trị cổ phiếu còn lại = Tổng sức mua - số tiền lỗ = 300 - 150 triệu = 150 triệu.
  • Khoản vay 100 triệu vẫn không thay đổi
  • Tài sản ròng thực tế = giá trị cổ phiếu còn lại - khoản vay từ đòn bẩy = 150 - 100 = 50 triệu
  • Mức ký quỹ thực tế = tài sản ròng thực tế /giá trị cổ phiếu còn lại = 50/150 x 100% = 33%
  • Mức ký quỹ thực tế lúc này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ tại công ty 33% < 40% => nhà đầu tư nhận thông báo Call margin.

Cách tính Call Margin

Cách tính Call Margin

Tính tỷ lệ bổ sung Call Margin

Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền

(Tài sản ròng thực tế + số tiền nộp thêm)/ (giá trị cổ phiếu còn lại +số tiền nộp thêm) > Mức ký quỹ theo quy định

Trường hợp 2: Bán cổ phiếu

(Tài sản ròng thực tế + lượng cổ phiếu*giá)/giá trị cổ phiếu còn lại > Mức ký quỹ theo quy định

Lưu ý cho nhà đầu tư để không bị Call Margin

Để không bị Call margin, bạn cần lưu ý các điểm sau:

Luôn cẩn trọng khi thị trường giảm mạnh. Việc mua vào bằng margin khi thị trường biến động sẽ làm tăng mức độ rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biêt, khi giá cổ phiếu xuống thấp thì tài khoản của bạn chắc chắn sẽ lao dốc.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh nguy cơ giá trị một mã chứng khoán giảm mạnh dẫn đến Call Margin. Tái cơ cấu những mã cổ phiếu suy yếu để giảm áp lực, tập trung những mã tiềm năng, chuẩn bị thời cơ khi thị trường phục hồi.

Luôn kiểm soát tâm lý vững vàng. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư thường có tâm lý FOMO mong muốn gỡ gạc nên đặt lệnh full margin. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tránh bẫy bull trap vì sẽ mất thêm thời gian và tài sản.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, Anfin đã giúp bạn nắm được rõ ràng khái niệm Call margin là gì và cách thức hạn chế rủi ro khi thực hiện công cụ này trong đầu tư. Hơn hết, Call margin không dành cho tất cả mọi người mà chỉ nên dành cho những nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro. Theo dõi nhiều bài viết hơn nữa tại Anfin - ứng dụng tài chính hàng đầu hiện nay, giúp bạn lựa chọn và đầu tư các mã cổ phiếu với số vốn khởi điểm thấp nhất.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..