<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Full Margin là gì? Cách xử lý khi rơi vào trạng thái full margin

Full Margin là thuật ngữ trong thị trường chứng khoán, giúp nhà đầu tư xác định thời điểm đạt mức ngưỡng giới hạn ký quỹ. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết để bạn hiểu full margin là gì cũng như phương thức xử lý khi rơi vào trạng thái full margin.


Margin là gì?

Margin là thuật ngữ đầu tư chứng khoán, hay còn gọi là đòn bẩy, giao dịch ký quỹ. Khi sử dụng margin, bạn có thể vay thêm tiền từ các công ty chứng khoán, nhằm tăng vốn và nắm bắt cơ hội đầu tư đối với các mã cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng.

Full margin là gì?

Full margin là trạng thái khi nhà đầu tư không thể đặt thêm lệnh giao dịch vì đã ký quỹ vay quá mức cho phép. Việc ký quỹ chịu sự quản lý của Nhà Nước để ràng buộc mức trần cho dòng tiền đầu tư hữu hạn này. Do đó, nếu nhà đầu tư không thể điều chỉnh khoản ký quỹ này được nữa thì sẽ tồn động nhiều rủi ro, ảnh hưởng tài khoản.

khái niệm full margin trong chứng khoán

Ảnh hưởng của full margin như thế nào?

Hiểu được ảnh hưởng của full margin trong chứng khoán là gì giúp bạn cắt lỗ kịp thời nếu thị trường có biến động mạnh, có thể gây nguy hiểm cho tài khoản.

Ví dụ: công ty chứng khoán XYZ có quy định duy trì mức ký quỹ là 40%. Nhà đầu tư mua 300 triệu đồng cổ phiếu XYZ, trong đó là:

  • 200 triệu tiền vốn của nhà đầu tư.
  • 100 triệu ký quỹ.

Giá trị cổ phiếu XYZ được xem là tài khoản đảm bảo cho khoản ký quỹ này.

Giá cổ phiếu XYZ giảm 45%. Nếu không dùng margin, nhà đầu tư lỗ 90 triệu đồng. Vì dùng margin mua tổng cộng 300 triệu, giá sụt giảm còn 165 triệu, thua lỗ 135 triệu. Khi đó tài sản ròng của nhà đầu tư là 65 triệu.

Tuy nhiên, lúc này tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán chỉ đặt 39.3%, thấp hơn mức quy định nên công ty chứng khoán yêu cầu “call margin”. Nhà đầu tư chỉ có cách là bán bớt cổ phiếu hoặc duy trì đúng thỏa thuận về mức tỷ lệ 40%. Nếu không thực hiện, công ty chứng khoán có quyền tịch thu tài sản thế chấp bằng cách bán chứng khoán mà không cần thông qua sự đồng ý.

Xem thêm: Các đặc điểm, chức năng cũng như vai trò của công ty chứng khoán là gì?

Ảnh hưởng của full margin

Đối với cổ phiếu

Việc số lượng đông đảo nhà đầu tư sử dụng ký quỹ margin sẽ khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Đa phần nhà đầu tư thực hiện margin trong các phiên điều chỉnh ngắn hạn và kết thúc khi thị trường có dấu hiệu điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, giai đoạn này bạn phải hết sức lưu ý vì có thể “cá mập” chốt lời khi lượng margin đủ lớn, làm cho giá cổ phiếu rớt mạnh.

Việc này khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lo lắng, hoảng loạn bán tháo cổ phiếu, khiến giá giảm sâu, chạm ngưỡng “call margin”.

Đối với thị trường

Việc cho vay ký quỹ full margin từ các công ty chứng khoán cũng tác động đến thị trường chung. Thống kê cho thấy, các công ty có hiện tượng ký quỹ full vào những ngày cuối cùng các quý để điều chỉnh báo cáo tài chính, khiến thị trường giảm điểm và ảnh hưởng nhiều nhà đầu tư trên thị trường.

Cách nhận biết full margin là gì?

Để có thể phản ứng với trạng thái full margin, bạn cần nhận diện kịch bản có thể xảy ra và nhận biết full margin chứng khoán là gì.

Kịch bản

Trạng thái full margin sẽ dẫn đến kịch bản sau đây:

Khoản vay chạm ngưỡng full margin, thông thường giá cổ phiếu sẽ đi ngang trong 2-3 phiên giao dịch. Điều này khiến nhà đầu tư cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu sau 1-2 phiên mà giá không nhích lên, nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn sẽ bán cổ phiếu, làm cho giá giảm nhẹ khoảng 5%.

Ngay thời điểm này, các công ty chứng khoán sẽ thu tiền về, tiếp tục tận dụng margin để cho khách hàng khác ký quỹ. Giá cổ phiếu khi đó lại tăng nhẹ khoảng 5% vì margin đạt ngưỡng giới hạn. Tổng các diễn biến này kéo dài khoảng 10-15 phiên giao dịch.

Nếu lúc này giá cổ phiếu không nhích lên, các nhà đầu tư lại bồn chồn lo lắng và bán cổ phiếu khiến giá sụt giảm biên độ lớn hơn khoảng 10%. Tuy nhiên, tâm lý thị trường lúc này là bi quan vì họ không tin rằng Margin có thể là cách đẩy giá cổ phiếu lên. Giá thị trường tiếp tục giảm cho khoảng 10-20% sau khi đạt trạng thái full margin.

Việc không thể đặt thêm bất kỳ lệnh nào trên thị trường sau khi full margin, dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan cho nhà đầu tư. Chỉ khi nào giá quay đầu và tăng ngược trở lại thì tài khoản của bạn mới được đặt lệnh tiếp tục.

Kịch bản và nhận biết full margin

Nhận biết trạng thái full margin

Việc nhận biết trạng thái full margin là gì sẽ chỉ dựa vào trải nghiệm đầu tư vì hiện tại vẫn chưa có báo cáo hay dữ liệu chính thức về vấn đề này. Nhà đầu tư kinh nghiệm sẽ có động thái theo dõi thị trường, xem xét tổng giá trị mua vào có vượt ngưỡng tổng vốn hay không.

Nếu giao dịch trên thị trường ở trạng thái sắp đạt ngưỡng full margin, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro. Như khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, nhà đầu tư không thể cắt lỗ nhanh chóng, tài khoản dễ cháy túi.

Đối với những nhà đầu tư lựa chọn hình thức ký quỹ thì cần bình tĩnh để ra quyết định chính xác. Full margin là con dao hai lưỡi, nếu nắm bắt cơ hội thì tài khoản sẽ tăng trưởng nhanh, nhưng nếu không đủ tỉnh táo quan sát thị trường thì nguy cơ thua lỗ là chắc chắn.

Xem thêm: Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích chứng khoán có lịch sử lâu đời. Đây cũng là kỹ thuật được nhiều người lựa chọn để ra quyết định đầu tư.

Cách phản ứng với trạng thái full margin

Để có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải có chiến lược quản lý rủi ro thật tốt. Dưới đây là một vài cách thức để phản ứng khi nhà đầu tư rơi vào trạng thái full margin.

Cách phản ứng trong trạng thái full margin

Luôn có tỷ lệ tiền mặt hợp lý

Để tránh ký quỹ vượt mức, nhà đầu tư cần cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu. Không dồn hết trứng vào một giỏ, khi thời cơ có thể mua được cổ phiếu tốt, tiền mặt giúp nhà đầu tư nắm bắt ngay cơ hội và chuyển đổi danh mục hợp lý.

Tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu tối ưu là 30/70 khi thị trường tăng giá. Ngược lại, khi thị trường giảm giá thì tỷ lệ này đảo chiều 70/30 thậm chí đẩy tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu xuống chỉ còn 20%.

Tối đa hóa danh mục đầu tư

Nhà đầu tư nên tránh “all in” vào duy nhất 1-2 mã cổ phiếu tránh thua lỗ nặng nếu giá lao dốc.

Xem thêm: Lợi ích của đa dạng hóa danh mục đầu tư rất nhiều. Nhưng đa dạng hóa thế nào thì không phải nhà đầu tư nào cũng thành thạo.

Luôn tuân thủ stop loss

Cắt lỗ nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng không nhiều nhà đầu tư duy trì nguyên tắc này có kỷ luật, đặc biệt những ai theo mô hình đầu tư tăng trưởng. Mức stop loss nên +- 8% để bạn có thể chủ động điều chỉnh danh mục.

Xem thêm: Đầu tư tăng trưởng (Growth Investing) và đầu tư giá trị (Value Investing) là hai chiến lược đầu tư thông dụng. Bạn đã biết 2 chiến lược này chưa?

Lời kết

Để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán, ngoài kiến thức, nhà đầu tư còn cần bình tĩnh vượt qua tâm lý đám đông, xử lý vấn đề, tránh rơi vào trạng thái bị động. Nếu hiểu rõ full margin là gì, nhà đầu tư sẽ có cơ sở xử lý khi số tiền ký quỹ chạm hạn mức cho phép, tránh rủi ro và gia tăng cơ hội đạt tỷ suất lợi nhuận cao.

Xem thêm: Khái niệm Gross Margin hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp. Được dùng phân tích tiềm năng tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..