Nim là gì? Không nên bỏ qua ý nghĩa của chỉ số Nim
Trong các lĩnh vực về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, chỉ số NIM được sử dụng khá phổ biến để giúp các nhà đầu tư xác định được mức độ hiệu quả nguồn thu nhập của các khoản cho vay. Vậy Nim là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này? Ý nghĩa và công thức tính ra sao? Cùng Anfin tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết này nhé!
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm Nim là gì?
NIM (Net Interest Margin) được dịch ra là biên lãi ròng. Chỉ số này cho phép nhà đầu tư có thể đo lường, so sánh nguồn thu nhập lãi ròng của một tổ chức tài chính chuyên tạo ra những sản phẩm kinh doanh như tín dụng, phần lãi suất trả cho các khoản tiền tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi.
Thông thường, chỉ số NIM được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) giúp ước tính được một khả năng sắp diễn ra chứ không phải là một thông số chính xác. Từ số liệu mà chỉ số cho ra, nhà đầu tư sẽ sử dụng chúng với một số tiêu chí để đánh giá và ra được quyết định có nên tiến hành giao dịch góp vốn hay đầu tư vào doanh nghiệp này hay không.
Chỉ số NIM cho thấy được tình hình hoạt động của một doanh nghiệp.
- Trường hợp chỉ số âm, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đó không hiệu quả.
- Trường hợp chỉ số dương, công ty đang hoạt động có lãi. Thường thì các khoản lãi thu từ cho vay sẽ cao hơn phần lãi phải trả cho khoản tiền gửi.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, chỉ số NIM sẽ phản ảnh được khoản tiền mà ngân hàng thu về được từ các phần lãi trong các khoản cho vay và khoản tiền mà ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của những khách hàng. Từ chỉ số đó, nhà đầu tư có thể xem xét được khả năng sinh lời và tăng trưởng của một ngân hàng nhất định.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nim
Thực tế, ngân hàng luôn có những biến động liên tục. Nhưng nhờ vào chỉ số NIM trong các báo cáo tài chính, ngân hàng có thể xem xét và đưa ra những chiến lược điều chỉnh, bổ sung cho các hoạt động kinh doanh. Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến NIM, đó chính là nhu cầu khách hàng và chính sách tiền tệ của chính phủ.
Nhu cầu khách hàng
Khi chính sách tiền tệ của Nhà nước được điều chỉnh lại phù hợp với những biến động của thị trường. Dựa vào đó, mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau về các khoản vay vốn hoặc gửi tiết kiệm.
- Các nhu cầu về khoản gửi tiết kiệm nếu lớn hơn các khoản vay, biên lãi ròng NIM sẽ giảm. Lúc này, ngân hàng sẽ phải trả lãi nhiều hơn số tiền nhận được.
- Trái lại với các nhu cầu về khoản vay nếu cao hơn khoản tiết kiệm, biên lãi ròng NIM sẽ có xu hướng tăng lên.
Chính sách tiền tệ của Nhà Nước
Các loại chính sách tiền tệ và quy định của Nhà nước, Chính phủ về lãi suất khi được ban hành, thực hiện cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số biên lãi ròng NIM. Các mức lãi suất trên thị trường có thay đổi, biến động sẽ ảnh hưởng đến những quyết định đi vay mượn hay gửi tiền tiết kiệm của khách hàng.
- Trường hợp lãi suất thấp, người tiêu dùng sẽ có xu hướng đi vay tiền nhiều hơn so với gửi tiết kiệm. Từ đó chỉ số NIM sẽ cao lên theo thời gian.
- Trường hợp lãi suất cao, đồng nghĩa các khoản vay dần trở nên đắt hơn. Nhu cầu vay tiền sẽ ít đi và các khoản tiết kiệm lúc này là sự lựa chọn hấp dẫn. Người tiêu dùng khi chọn tiết kiệm nhiều hơn thì chỉ số NIM sẽ thấp đi.
Một số chính sách điều tiết tài khóa hoặc điều hướng dòng tiền của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số NIM. Hiểu đơn giản, khi Nhà nước có một sự thay đổi nhỏ nào đó về lãi suất. Từ đó sẽ có tác động trực tiếp đến dòng tiền trên thị trường, không riêng gì về ngân hàng, dẫn đến chỉ số NIM sẽ biến động theo.
Xem thêm: Biết cách tính lãi suất ngân hàng, bạn sẽ lựa chọn sản phẩm có kỳ hạn phù hợp. Anfin chia sẻ lãi suất ngân hàng cùng sản phẩm gửi tiết kiệm tối ưu.
Ý nghĩa của chỉ số Nim là gì?
Trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ số Nim có rất nhiều ý nghĩa khác nhau như:
- Cho thấy mức độ của các bộ phận như hội đồng quản trị, nhân viên thuộc ngân hàng có đạt được mục tiêu duy trì khả năng tăng trưởng của các khoản thu từ lãi vay, mức độ tăng lên của các khoản chi phí từ lãi tiền gửi của khách hàng.
- Đo lường được khả năng sinh lời của một tổ chức tài chính có hiệu quả hay không.
- Chỉ số ở mỗi ngân hàng khác nhau đều sẽ có sự chênh lệch về con số hiển thị vì còn phụ thuộc vào các quy mô, uy tín, thương hiệu, lãi suất, khách hàng, mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh,...
- Chỉ số không phản ánh được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần sử dụng thêm các chỉ số và yếu tố xác định khác để đưa ra được một quyết định chuẩn xác nhất.
Công thức tính Nim trong ngân hàng
Để xác định được chỉ số Nim là gì, con số cụ thể trong ngân hàng thì bạn hãy áp dụng công thức tính sau đây:
(Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản sinh lời từ khoản lãi bình quân) * 100
Trong đó,
- Thu nhập lãi thuần = (Thu nhập lãi + thu nhập tương tự) - (Chi phí lãi + chi phí tương tự).
- Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tổng các khoản tiền gửi tại một tổ chức tài chính nhất định như tiền gửi Ngân Hàng, đầu tư chứng khoán, vay khách hàng và mua nợ.
Các khoản tiền trên sẽ không bao gồm các khoản dự phòng cho giảm giá hoặc rủi ro. Để hiểu rõ Nim là gì, bạn xem qua một ví dụ dưới đây:
Khi ngân hàng cho vay đi 100 triệu đô trong 1 năm. Khoản thu nhập 5,5 triệu đô sẽ được thu về nhờ vào lãi suất. Trong cùng 1 năm, ngân hàng phải chi trả lại 2,5 triệu đô tiền lãi cho các khoản tiền gửi.
Chỉ số NIM = (5.5 - 2.5) / 100 = 0.03 hoặc 3%
Trên đây là những thông tin tổng quan về Nim là gì. Bên cạnh đó, Anfin cũng cung cấp cho bạn về ý nghĩa, yếu tố ảnh hưởng,... Từ đó bạn có thể xem xét về tình hình kinh doanh của ngân hàng. Theo dõi Anfin để có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính nhé!
Xem thêm: Room tín dụng là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính về các khoản vay hoặc các gói tín dụng của ngân hàng Nhà nước.
Nguồn tham khảo: myaccountingcourse.comx
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí