Chỉ số PEG là gì? Định giá mức độ tăng trưởng của cổ phiếu
Chỉ số PEG được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong việc định giá cổ phiếu chính xác. Cùng tìm hiểu PEG là gì và đâu là tỷ lệ tốt khi so sánh với thu nhập cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nội Dung Bài Viết
Chỉ số PEG là gì?
PEG là từ viết tắt của Price Earnings to Growth, là chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earning ratio) và EPS (G hay Earning per Share) của cổ phiếu. PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên mức độ tăng trưởng.
Nhà đầu tư tiên phong cho phương pháp này là Peter Lynch - bậc thầy đầu tư và cũng là tác giả hai cuốn sách bán chạy “Trên đỉnh phố Wall” và “Đánh bại phố Wall”, đã được dịch sang tiếng Việt.
Cách tính chỉ số PEG
Chỉ số PEG được tính như sau:
PEG = (P/E)/G
Trong đó:
- P/E cho biết tỷ lệ giá thị trường (Price) và thu nhập của một cổ phiếu (Earning).
- G là chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu trong tương lai. G là kết quả dự phóng của EPS hay còn gọi là forward EPS.
Ví dụ: Cổ phiếu có chỉ số P/E là 13. Có ba trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: tốc độ tăng trưởng G = 10% thì PEG = 13/10 = 1.3
- Trường hợp 2: tốc độ tăng trưởng G = 15% thì PEG = 13/15 = 0.87
- Trường hợp 3: tốc độ tăng trưởng G = 20% thì PEG = 13/20 = 0.65
Thông thường các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả mức giá hợp lý cho các cổ phiếu dự đoán tiềm năng tốt trong tương lai. Nếu P/E có thể xác định được bằng các số liệu cụ thể thì G là một biến số.
Có hai cách để đưa ra con số G, chi tiết như sau:
- Dựa vào tốc độ tăng trưởng của EPS (lợi nhuận ròng) trong quá khứ, khác nhau cho từng nhóm ngành nghề.
- Dựa vào kế hoạch kinh doanh được ban lãnh đạo chia sẻ trên phương tiện truyền thông, báo cáo tài chính hoặc đại hội cổ đông.
Chỉ số PEG trong chứng khoán bao nhiêu là tốt?
Có ba trường hợp để đánh giá chỉ số PEG:
PEG = 1
Nếu P/E = G, bạn sẽ có thêm một công thức khác, do chính Benjamin Graham thực hiện:
Fair Value = EPS x G
Quay trở lại với công thức trên khi P/E = G thì PEG = 1. Đây là chỉ số hoàn hảo vì tốc độ tăng trưởng bằng giá trị thực của cổ phiếu.
Thông thường, chỉ số P/E thể hiện kỳ vọng về tốc tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai và còn là yếu tố đo lường mức độ hoàn vốn.
Khi đó, chỉ số PEG thể hiện mức độ tin cậy cho sự tăng trưởng giả định G của cổ phiếu. Suy ngược lại, với giả định tăng trưởng G thì PEG sẽ cho thấy mức độ khả thi của P/E.
PEG > 1
Lúc này, PE > G đồng nghĩa cổ phiếu đang được định giá cao hơn giá trị thực, hay kỳ vọng của thị trường cao hơn tốc độ tăng trưởng về thu nhập của cổ phiếu.
PEG < 1
Ngược lại trường hợp này PE<G cho thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp, hoặc thị trường không kỳ vọng cao cho tốc độ tăng trưởng về nhập của cổ phiếu. Kết hợp với phân tích cơ bản các báo cáo tài chính doanh nghiệp, bạn có thể xác định đây có phải cổ phiếu tiềm năng để nắm giữ lâu dài không. Khi đó, bạn có thể mua vào và chờ thời điểm tăng giá.
Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức
Trong trường hợp tính toán chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức cho các doanh nghiệp blue chip hoặc dẫn đầu ngành, bạn cần theo dõi công thức sau:
PEG điều chỉnh = (P/E) / (G + tỷ suất cổ tức Y)
Nguyên nhân các doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng không cao như nhóm cổ phiếu Penny hay cổ phiếu Midcap, nhưng có chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định qua các năm.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, tiện ích, tỷ lệ tăng trưởng thấp.
NT2 tại thời điểm đóng phiên có giá thị trường là 25.000/cổ phiếu, EPS là 1.850đ/cổ phiếu, P/E = 13.5. Tốc độ tăng trưởng của NT2 trong các năm tới dự kiến 5% thì PEG = 2.7 > 1 rất nhiều.
Nếu dựa vào tiêu chí PEG = 1 được xem là tốt thì bạn có thể cho rằng cổ phiếu này đang bị đẩy giá lên cao. Bạn cần xem lại vì NT2 được xem là doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và ổn định, trung bình 10%/năm.
Khi đó PEG điều chỉnh sẽ như sau:
PEG điều chỉnh = 13.5 / (5 + 10) = 0.9 gần tiệm cận với 1 và cổ phiếu NT2 rẻ hơn so với cách tính ban đầu.
Lưu ý khi phân tích chỉ số PEG
Vì có nhiều ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ khả thi của P/E nên bạn cần lưu ý các điểm chính sau để định giá hợp lý:
- Chỉ số PEG không nên đứng độc lập mà cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn đầy đủ về định giá cổ phiếu, bao gồm: lợi nhuận gộp, ROE, ROA,... Ngoài ra, nhà đầu tư còn xem xét tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh có tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển hay không. Xem thêm: Khái niệm gross margin hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp. Được dùng phân tích tiềm năng tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chỉ số PEG phù hợp để tính toán trong dài hạn, thời gian từ 3-5 năm. Công thức PEG có biến số G - đây là dự đoán về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu. Đây là thông số chủ quan, không tuyệt đối và có thể thay đổi. Do đó, bạn cần cẩn thận với các dự đoán G cao không có căn cứ.
Khi phân tích cơ bản chứng khoán, nhà đầu tư sẽ cần xem xét nhiều công cụ, chỉ số để đánh giá giá trị và tình hình hoạt động của một công ty.
Lời kết
Hiểu PEG là gì giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu trong mối quan giữ thu nhập cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng trong tương lại. Bạn cần kết hợp PEG với các chỉ số khác để định giá cổ phiếu đầy đủ hơn. Theo dõi các bài viết trên Anfin để biết cách đầu tư hiệu quả, bền vững.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí