<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán? Chỉ số roe bao nhiêu là tốt?

Bạn có biết: Chỉ số ROE là chỉ số đo lường để các doanh nghiệp lớn cạnh tranh với nhau. Vậy chỉ số ROE là gì? Chỉ số này có ý nghĩa gì trong chứng khoán?

Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của nhà đầu tư Warren Buffett là: “Một công ty tuyệt vời không cần phải là công ty lớn nhất. Mà đó là công ty đem lại nhiều giá trị nhất cho các cổ đông của họ”.

Cụ thể, câu nói này muốn đề cao sự hiệu quả trong công tác quản lý việc sử dụng vốn của từng doanh nghiệp. Đó chính là lý do mà chỉ số ROE cực kỳ quan trọng. Các bạn hãy cùng Anfin tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc về chỉ số này nhé!


Đầu tiên, hãy tìm hiểu: Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

Thuật ngữ ROE là viết tắt của “Return On Equity”, có nghĩa là “lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”. Chỉ số đóng vai trò là chỉ số đong đếm khả năng sinh lợi nhuận đầu tư trên vốn mà nhà đầu tư bỏ ra. Nói cách khác, ROE thể hiện việc một doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của họ hiệu quả hay không.

Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Tìm hiểu các thông tin về khái niệm ngay tại bài viết này.

Các nhà đầu tư chứng khoán rất quan tâm đến chỉ số ROE của mình, vì họ mong muốn số tiền đầu tư của mình được các công ty sử dụng hợp lý. Bạn có thể xem chỉ số này là “tình trạng sức khoẻ” của các doanh nghiệp trên thị trường đầu tư chứng khoán.

Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE được tính theo công thức như sau:

ROE = (Lãi ròng sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) * 100%

Trong đó, lãi ròng sau thuế còn gọi là lợi nhuận sau thuế. Công thức này được tính dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính cuối kỳ (chia theo 6 tháng đầu năm, và 6 tháng cuối năm). Đó cũng là 2 phương pháp phổ biến.

Phương pháp 1: Phương pháp thông qua bản báo cáo tài chính

Thông qua bài báo cáo định kỳ của tổ tài chính doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể biết được chỉ số ROE của công ty.

Bước 1: Xác định chỉ tiêu cho mức lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp

Bước 2: Tìm kiếm chỉ tiêu mức vốn sở hữu xác định của các doanh nghiệp qua công thức:

Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) / 2

Bước 3: Tính chỉ số ROE theo công thức

Phương pháp 2: Phương pháp thông qua dữ liệu có sẵn

Các nhà đầu tư có thể tự tính chỉ số ROE thông qua nguồn dữ liệu có sẵn của công ty đầu tư chứng khoán. Bạn chỉ cần truy cập và tra cứu dữ liệu đề cập trên website của công ty đó.

Vậy chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE trung bình >20% là điều kiện đủ để được xem là tốt. Tuy nhiên, sẽ có một số ngành yêu cầu cần đầu tư vốn cao thì mới có thể vận hành. Lại có ngành sẽ chỉ cần mức đầu tư vừa hoặc thấp. Tức là, chỉ số này không phải là nhất định vì chỉ số còn phụ thuộc vào bối cảnh, ngành nghề mà công ty đó hoạt động. Chẳng hạn như đối với ngành công nghiệp chế tạo ô tô cần 12% chỉ số ROE. Còn công ty chuyên về sản xuất và bán lẻ thì tiêu chuẩn chỉ số ROE là 18%.

Các công ty doanh nghiệp luôn đề cao chỉ số ROE vì chỉ khi có chỉ số càng cao thì càng chứng tỏ công ty đó quản lý tốt nguồn vốn của mình.

Từ đó, họ lôi kéo, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Chỉ số được tính theo thời gian năm và tối thiểu là ba năm.

Xem thêm: NAV là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ quá trình đầu tư của các nhà chứng khoán. Vậy khái niệm NAV trong chứng khoán là gì? Cùng Anfin tìm hiểu thôi nào!

chỉ số roe bao nhiêu là tốt

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE sẽ nói lên sự quản lý, làm việc có hiệu quả và thật sự tốt của một công ty kinh doanh trên thị trường chứng khoán hay không. Chỉ số còn là tiếng nói của công ty, mức độ uy tín của công ty đó đối với các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Vì thế các doanh nghiệp rất chú trọng yếu tố này trong kinh doanh.

Chỉ số ROE của công ty nào cao tức là lợi thế thu hút nguồn đầu tư nghiêng về phía của doanh nghiệp đó. Vậy nên các doanh nghiệp cạnh tranh rất gay gắt trên sàn chứng khoán để làm tăng chỉ số này.

Bạn sẽ để ý thấy được rằng các thương hiệu lớn hoặc các lĩnh vực độc quyền thường được có chỉ số ROE rất cao.

Các hạn chế của ROE

Về tính ổn định, chỉ số thiếu sự ổn định vì lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán là sự biến thiên thất thường. Ngoài ra, chỉ số sẽ tăng khi số lượng cổ phiếu quỹ tăng dẫn đến vốn sở hữu bị giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế sẽ không đổi làm cho chỉ số ROE tăng một cách máy móc.

Về chính sách kế toán, chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh trong chính sách kế toán tùy vào từng công ty khác nhau.

Chỉ số ROE bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Để đánh giá các yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số ROE cần dựa trên nhiều mô hình. Điển hình là mô hình Dupont.

các yếu tố ảnh hưởng chỉ số roe trong chứng khoán là gì

Thông qua phân tích mô hình Dupont thì có 3 yếu tố cấu thành là:

Tỷ suất của lợi nhuận ròng (TSLNR) được tính bằng công thức sau:

TSLNR = (Lợi nhuận sau thuế / Số doanh thu)

Qua yếu tố này, có thể thấy lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ đầu tư ban đầu.

Tỷ suất lợi nhuận tăng tức là doanh nghiệp đã thu được khoảng lợi nhuận cao.

Vòng quay của tài sản (VQTS) có công thức tính như sau:

VQTS = (Tổng doanh thu / Tổng tài sản)

Yếu tố này được xem là bảng tính chung nhất của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không.

Nếu vòng quay tài sản tăng lên thì chứng tỏ doanh nghiệp ấy đã thu lại được nhiều lợi nhuận hơn tổng tài sản mà công ty đó đang có.

Đòn bẩy tài chính (ĐBTC) được tính bằng công thức sau:

ĐBTC = (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu)

Yếu tố này phản ánh mối quan hệ tài sản và vốn có sẵn của các công ty, doanh nghiệp. Khi đòn bẩy tăng lên tức là doanh nghiệp đã vay vốn bên ngoài rất nhiều trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: Price Action là gì? Giao dịch theo phương pháp Price Action sẽ như thế nào? Tìm hiểu thông tin tại bài viết này!

Tóm lại

ROE là chỉ số hữu ích được xem như là bộ mặt của công ty. Qua mức độ dao động của chỉ số này, các công ty chứng khoán có thể chứng minh độ uy tín của mình trên sàn đầu tư chứng khoán.

Đồng thời, ROE cũng phản ánh tính quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong hoạt động điều phối của Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định trong đầu tư chỉ dựa trên chỉ số này là không đủ. Mà ta cần xem xét thêm nhiều yếu tố liên quan khác.

Tóm lại, chỉ số ROE là một trong những thước đo quan trọng mà các nhà đầu tư nên cân nhắc, xem xét trong quá trình tìm kiếm công ty đầu tư. Mong bài viết của Anfin đã giải đáp được cho bạn những thông tin xung quanh về chỉ số này!

Xem thêm: Phân tích cơ bản chứng khoán để tìm một công ty tốt đầu tư. Khi phân tích cơ bản chứng khoán, nhà đầu tư sẽ cần xem xét nhiều công cụ, chỉ số để đánh giá giá trị và tình hình hoạt động của một công ty.

Nguồn tham khảo: investopedia.com

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..