<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Vốn điều lệ là gì? Đặc điểm và ý nghĩa vốn điều lệ của công ty

Khái niệm vốn điều lệ thường gặp rất nhiều trong kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính. Hiểu vốn điều lệ là gì giúp nhà đầu tư phân tích tổng quan về tình hình góp vốn và phân bổ trách nhiệm của các thành viên, đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là từ tiếng Việt của Charter Capital hoặc Authorized Capital là vốn thực góp từ cổ đông hoặc thành viên, chủ sở hữu công ty, thể hiện sự cam kết đóng góp khi công ty thành lập. Vốn này được sử dụng để duy trì và phát triển hoạt động của công ty.

Thông tin vốn điều lệ được quy định rõ ràng trong biên bản bao gồm: sự cam kết, thời gian góp, tỷ lệ góp vốn, thỏa thuận giữa các thành viên cùng các vấn đề quan trọng khác.

khái niệm vốn điều lệ

Căn cứ và Luật Doanh nghiệp 2020, Khoản 34, Điều 4 quy định như sau:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Ngoài ra, đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ còn là tổng mệnh giá các cổ phiếu đã bán hoặc đăng ký mua từ thời điểm công ty thành lập. Theo quy định Nhà nước, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Doanh nghiệp cần điều chỉnh nếu vốn góp không đủ như cam kết.

Đặc điểm và ý nghĩa vốn điều lệ

Trên vai trò nhà đầu tư, hiểu đặc điểm vốn điều lệ là gì giúp bạn đánh giá được tiềm lực của công ty. Ngoài ra, nếu là chủ doanh nghiệp, vốn điều lệ giúp bạn cơ cấu lại toàn bộ nguồn lực, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Thời gian góp vốn điều lệ

Theo quy định pháp luật, thời gian góp vốn trong doanh nghiệp thống nhất là 90 ngày kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không kể những vấn đề liên quan đến vận chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản giữa các cá nhân góp vốn.

Loại tài sản

Ngoài tiền mặt, vốn điều lệ còn có thể là các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ chuyển đổi, quyền sử dụng đất đai, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ,... Tất cả những tài sản trên được định giá và quy đổi thành Việt Nam đồng. Ngoài ra, vốn góp phải là sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Mức vốn điều lệ

Hiện tại không có quy định về mức cao nhất hay thấp nhất trong doanh nghiệp. Mức góp vốn sẽ tùy vào khả năng huy động, loại hình kinh doanh, và tổng quy mô. Trong vài trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật sẽ quy định rõ về mức vốn pháp định tối thiểu.

ý nghĩa của vốn điều lệ

Tìm hiểu vai trò vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ của doanh nghiệp cho biết tổng các mức đầu tư của tất cả thành viên tại thời điểm đăng ký để duy trì hoạt động. Đây cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận cho thành viên đúng theo phần trăm (%) vốn góp tại công ty.

Mức vốn cũng thể hiện sự cam kết về vật chất của các thành viên, từ đó phân chia lợi nhuận, lợi ích và nghĩa vụ đối với các khoản nợ và tài sản khác.

Dưới góc độ doanh nghiệp, vốn điều lệ xác định doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ: bất động sản tối thiểu 20 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ít nhất là 600 tỷ đồng, mua bán nợ thì vốn điều lệ cần 100 tỷ đồng.

Đối với các bên liên quan, vốn điều lệ cho thấy quy mô hoạt động, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó xây dựng niềm tin đối với đối tác, cộng đồng và khách hàng.

Cuối cùng, khi đã đi vào hoạt động, việc tăng vốn điều lệ giúp doanh nghiệp nâng tầm so với đối thủ cạnh tranh. Từ số vốn nhỏ, qua mỗi lần tăng vốn góp khẳng định chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng để xác định tiềm lực doanh nghiệp

Góp vốn điều lệ bằng tài sản nào?

Theo quy định pháp luật, tài sản góp vốn có thể bao gồm nhiều loại, miễn là có thể quy đổi ra Việt Nam đồng.

  • Tiền mặt hoặc ngoại tệ quy đổi;
  • Vàng, đá quý quy đổi thành tiền mặt;
  • Quyền sử dụng đất đai, mặt bằng cho thuê, bất động sản;
  • Tài sản là phương tiện di chuyển như ô tô, xe chở hàng;
  • Những tài sản vô hình khác được chứng nhận như quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ, phát minh khoa học,... hoặc các tài sản có thể quy đổi được thành nội tệ.

Đối với các loại tài sản trên, cá nhân, tổ chức phải là chủ sở hữu và có quyền sử dụng hợp pháp. Tài sản sẽ được định giá theo quy định, cam kết bằng văn bản có mức giá quy đổi công khai, minh bạch.

Xem thêm bài viết: Vốn chủ sở hữu là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Tìm hiểu các thông tin về khái niệm ngay tại bài viết.

Tài sản góp vốn điều lệ đa dạng nhưng cần quy đổi thành VND

Quy định về vốn điều lệ

Tùy vào lĩnh vực và ngành nghề hoạt động, Nhà nước có quy định cụ thể về vốn điều lệ doanh nghiệp cũng như tỷ lệ tăng và thoái vốn.

Công ty TNHH một thành viên

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng tất cả tiền mặt, tài sản quy đổi thành VND cam kết góp vào công ty, được quy định cụ thể bằng văn bản từ thời điểm thành lập. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm và nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản trong phạm vi vốn đã đăng ký hoặc thay đổi.

Trường hợp tăng vốn xảy ra khi chủ sở hữu huy động vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác. Theo đó, công ty sẽ hoạt động theo mô hình Công ty TNHH hai thành viên.

Trường hợp giảm vốn sẽ được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 87, Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, công ty sẽ hoàn trả vốn góp cho cá nhân, tổ chức khi doanh nghiệp hoạt động ít nhất được 2 năm. Các nghĩa vụ, trách nhiệm về nợ và tài sản phải được đảm bảo.

Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp không góp đủ vốn, căn cứ Điều 75, Luật Doanh nghiệp thì cũng được xem là giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH Một thành viên.

Công ty TNHH hai thành viên

Tương tự, vốn điều lệ Công ty TNHH hai thành viên là toàn bộ phần vốn góp của các thành viên khi đăng ký thành lập, thể sự cam kết cho việc duy trì hoạt động doanh nghiệp.

Các trường hợp tăng vốn xảy ra khi thành viên cũ tăng vốn góp hoặc huy động từ thành viên mới.

Trong các trường hợp này, tỷ lệ đóng góp vốn sẽ được chia lại tương đương với mức cam kết của các thành viên. Ngoài ra, pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức góp vốn trong mô hình công ty TNHH hai thành viên được chuyển nhượng phần vốn của mình cho một bên khác.

Các trường hợp giảm vốn sẽ quy định tại khoản 3, Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020. Điều này chỉ thực hiện khi doanh nghiệp hoạt động được 2 năm và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến nợ và tài sản trước khi giảm vốn.

Các quy định về góp vốn điều lệ trong doanh nghiệp cần biết

Vốn điều lệ công ty cổ phần

Theo quy định Pháp luật, vốn điều lệ trong công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp, hoặc tổng mệnh giá cổ phần đã bán. Thông tin về vốn sẽ được thể hiện cụ thể trong bản điều lệ công ty.

Công ty cổ phần sẽ tăng vốn bằng hai cách thức sau:

  • Chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc riêng lẻ;
  • Chào bán cổ phần ra ngoài công chúng.

Việc giảm vốn điều lệ cần căn cứ vào Khoản 5, Điều 112, Luật Doanh nghiệp 2020, chi tiết như sau:

  • Sau thời gian hoạt động ít nhất 2 năm, công ty có quyền trả lại phần vốn góp dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông. (Căn cứ Điều 113, Luật doanh nghiệp 2020).
  • Trường hợp không huy động vốn góp đúng thời gian quy định.
  • Công ty tự mua lại cổ phần đã bán ra. (Căn cứ tại Điều 132 và 133, Luật doanh nghiệp 2020).

Vốn điều lệ Công ty tư nhân

Trong công ty tư nhân, vốn điều lệ được xem là vốn đầu tư tự đăng ký của chủ doanh nghiệp, chi tiết số vốn bằng VND hoặc các tài sản chuyển đổi khác.

Chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh và cần ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật. Xem thêm: Báo cáo tài chính được xem như “nhật ký” ghi chép “tất tần tật” những hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì?

Vốn điều lệ Công ty hợp danh

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định rất rõ về việc tăng vốn trong công ty hợp danh sẽ bao gồm các trường hợp sau:

  • Công ty quyết định bổ sung tài sản, nguồn tiền để hoạt động, phát triển kinh doanh.
  • Có thêm thành viên góp vốn hoặc thành viên cũ bổ sung tài sản, vốn góp.

Các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh sẽ bao gồm:

  • Thành viên tự rút vốn hoặc bị khai trừ khỏi công ty.
  • Rủi ro tử vong, mất tích hoặc mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự của thành viên hợp danh.

Lời kết

Qua những thông tin quan trọng về vốn điều lệ là gì, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và tính chất các loại tài sản khi góp vốn. Điều này giúp bạn đánh giá tiềm năng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để đầu tư.

Dưới góc độ chủ doanh nghiệp, bạn cũng sẽ biết quy định về tăng giảm vốn và duy trì hoạt động theo quy định pháp luật. Cùng theo dõi những bài viết giá trị tiếp theo của Anfin để đầu tư bền vững.

Nguồn tham khảo: investopedia.com

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..