Vốn pháp định là gì? Một số quy định cụ thể bạn nên nắm
Khi tham gia kinh doanh, bạn sẽ biết có rất nhiều loại vốn doanh nghiệp cùng với các đặc điểm, quy định khác nhau. Nhờ vào đó, bạn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh cùng cơ cấu vốn được tối ưu hiệu quả nhất. Một trong số khái niệm vốn được quan tâm đó chính là vốn pháp định. Vậy vốn pháp định là gì? Những quy định ràng buộc đối với loại vốn này như thế nào? Cùng Anfin xem ngay bài viết chi tiết dưới đây.
Tìm hiểu vốn pháp định là gì?
Khi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó quyết định thành lập doanh nghiệp với mục đích đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể và mong muốn sinh lợi nhuận thì chắc chắn bạn phải hiểu rõ về vốn pháp định. Một số quy định ràng buộc về mặt pháp luật đối với vốn sẽ rất quan trọng để cá nhân hoặc tổ chức đó xây dựng chính sách cơ cấu vốn hiệu quả.
Thế nào là vốn pháp định?
Một trong những loại vốn doanh nghiệp đầu tư cần phải có chính là vốn pháp định. Vốn pháp định là gì trong một số lĩnh vực ngành nghề cụ thể? Đây được xem là một mức vốn được quy định tối thiểu để có thể thành lập công ty. Dựa vào ngành nghề cụ thể sẽ có những quy định về pháp luật riêng và nguồn vốn cần có cố định.
Bên cạnh đó, vốn pháp định là căn cứ được sử dụng để đánh giá dự án kinh doanh có thực sự khả thi và hoạt động hiệu quả hay không. Mọi quy định về vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đó hạn chế được những rủi ro khi không có vốn, không có khả năng hoạt động gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Đặc điểm
Mỗi loại vốn doanh nghiệp khác nhau sẽ có từng đặc điểm và vai trò đối với sự vận hành khác nhau. Đặc điểm của vốn pháp định, cụ thể như sau:
- Đối tượng hướng đến: Phần vốn sẽ được cấp cho các chủ thể kinh doanh như cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,....
- Phạm vi quyền hạn: Thông thường vốn chỉ áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh cụ thể có điều kiện. Thông tin các ngành nghề được quy định trong danh sách các ngành nghề kinh doanh Việt Nam.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý: Nhờ vốn pháp định, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro cho các họ về mặt năng lực vận hành. Bên cạnh đó, loại vốn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức hoạt động kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu vốn kịp thời.
- Thời gian cấp phép: cần có giấy chứng nhận. Doanh nghiệp khi đi vào hoạt động buộc phải có giấy tờ chứng nhận đó trước khi kinh doanh.
- Tỷ lệ giữa giá trị vốn pháp định và vốn chủ sở hữu: Quy định vốn được góp vào kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định.
Ý nghĩa
Trong văn bản, vốn pháp định được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Đây được xem là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi khi mua hàng cũng như sự an toàn trong việc kinh doanh. Vốn không phải được tạo ra là một quy định xâm phạm quyền tự do khi kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã nói trên, vốn pháp định sẽ chỉ áp dụng đối với một số ngành cụ thể, đủ điều điều kiện trong quy định. Một số lĩnh vực nhạy cảm, có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đời sống chính là những ngành kinh doanh cần có vốn pháp định. Vì thế, đây sẽ là một điều kiện giúp đánh giá được năng lực tài chính, khả năng vận hành nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra đảm bảo được môi trường kinh tế thị trường một cách an toàn và công bằng.
Khi một doanh nghiệp có giấy chứng nhận về vốn pháp định, việc này sẽ chứng minh được năng lực hoạt động của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Từ sự ổn định về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khách hàng, đối tác sẽ có được niềm tin đầu tư hợp tác dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển trong từng hoạt động kinh doanh.
Định kỳ, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nguồn vốn chủ sở hữu và phần vốn pháp định. Mọi thông tin vốn sẽ được công khai giúp cho các chủ nợ, khách hàng và đối tác sẽ cân nhắc trước khi thực hiện các giao dịch tài chính với doanh nghiệp trên.
Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Đây là hai loại vốn quan trọng trong việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giúp cho bạn phân biệt được hai loại vốn trên:
- Mức vốn quy định: Vốn điều lệ sẽ không có yêu cầu cụ thể về mức tối thiểu hoặc tối đa. Ngược lại, vốn pháp định sẽ quy định mức tối thiểu đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, vốn điều lệ sẽ không được nhỏ hơn vốn pháp định.
- Thời hạn góp vốn: Đối với vốn điều lệ, góp vốn sẽ được thực hiện trong thời gian 90 ngày (kể từ ngày đăng ký). Còn vốn pháp định sẽ cần có một mức quy định khi bắt đầu đi vào kinh doanh.
- Văn bản quy định vốn: Văn bản quy định đối với vốn điều lệ sẽ ghi rõ về mức vốn được cam kết góp vốn của từng cổ đông hoặc thành viên. Về vốn pháp định sẽ được quy định tại các văn bản chuyên ngành do cơ quan chức năng ban hành.
- Cơ sở thi hành: Vốn điều lệ áp dụng đối với mọi loại hình công ty, các thành viên thuộc công ty phải cam kết góp vốn và chịu trách nhiệm góp vốn tương ứng. Trái lại, vốn pháp định sẽ áp dụng với mức vốn khác nhau cho từng ngành hàng được quy định.
- Vốn thay đổi: Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm, sẽ được quy định trong các trường hợp cụ thể. Phần vốn sẽ được cố định đối với ngành nghề kinh doanh nhất định.
Quy định vốn pháp định ở các ngành nghề như thế nào?
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được quy định pháp luật về vốn. Trong các văn bản, vốn pháp định sẽ được quy định khác nhau cho mỗi ngành nghề. Cụ thể như sau:
Ngân hàng:
- Ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng.
- Ngân hàng chính sách nước ngoài: 15 triệu USD.
- Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng đầu tư và ngân hàng có 1000% vốn nước ngoài: tối thiểu 3000 tỷ đồng.
Lao động - xã hội:
- Kinh doanh dịch vụ việc làm: Phần ký quỹ tối thiểu 300 triệu đồng.
- Dịch vụ xuất khẩu lao động: 5 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng.
Vận tải, hàng không:
- Vận tải biển quốc tế: 5 tỷ.
- Kinh doanh sân bay hoặc cảng hàng không: Nội địa được quy định 100 tỷ đồng và quốc tế là 200 tỷ đồng.
- Dịch vụ hàng không (không gồm dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng, dịch vụ cung cấp xăng dầu): 100 tỷ đồng
Cần hiểu rõ về vốn pháp định là gì sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị được chiến lược vốn hiệu quả cũng như việc vận hành. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Anfin đã giúp bạn hiểu rõ hơn cùng những quy định đi kèm nhất định.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí