<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tất tần tật về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hay D/E là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu từ doanh nghiệp có tình hình quản lý nguồn vốn hiệu quả. Cùng đọc bài viết bên dưới đến biết công thức tính hệ số này cùng những lưu ý khi phân tích D/E cho các ngành nghề khác nhau. 

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữuDebt to Equity Ratio hay D/E là tỷ lệ % tổng các khoản nợ vay với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các thông số để tính D/E được thể hiện trong bảng cân đối kế toán. 

Hệ số này đánh giá khả năng quản lý cấu trúc vốn trong doanh nghiệp, sử dụng đòn bẩy là nợ vay để điều hành hoạt động kinh doanh. Nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn dưới một năm, nợ dài hạn trên một năm.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?

Công thức tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Công thức tính hệ số D/E

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Dựa vào công thức trên có thể nhận ra, hệ số D/E cho thấy tỷ lệ hai nguồn vốn cơ bản là vốn từ vay nợ và vốn chủ sở hữu. Hai nguồn vốn này có đặc thù khác nhau và là cơ sở để đánh giá cấu trúc quản lý tài chính trong doanh nghiệp. 

Ví dụ: Theo số liệu báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 của công ty Vinamilk (VNM):

  • Tổng nợ phải trả: 15.812 tỷ đồng
  • Vốn chủ sở hữu: 32.000 tỷ đồng
  • Như vậy, D/E là 15.812/ 32.000 = 0.49

công thức tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Việc sử dụng vốn vay có ưu điểm là các chi phí liên quan lãi vay được tính trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn vay lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh. 

Dựa vào phân tích hệ số D/E, nhà đầu tư có thể hiểu thêm về tình hình quản lý vốn trong doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không. 

  • D/E > 1: Tài sản của doanh nghiệp đa phần là các khoản vốn vay. Hệ số càng lớn thì doanh nghiệp càng chịu nhiều áp lực trả nợ và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản khi tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất huy động tăng cao. 
  • D/E < 1: Tài khoản hiện có của doanh nghiệp đa phần là từ nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng nhỏ đồng nghĩa nợ phải trả ít so với tổng tài sản, doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi nền kinh tế đi xuống. 

Nếu các khoản nợ được sử dụng làm đòn bẩy hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng, tạo ra thu nhập nhiều hơn mức phải chi trả cho lãi vay. 

Tuy nhiên, nếu nguồn lãi vay lớn hơn so với lợi nhuận thu được và tỷ số D/E giữ mức cao trong thời gian dài thì nhà đầu tư cần cẩn trọng.  Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khi thị trường tụt dốc, doanh thu giảm, lãi vay tăng cao thì cổ phiếu chắc chắn không mang lại giá trị cho nhà đầu tư.

Ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Vì D/E đo lường tổng vay nợ nên nhà đầu tư có thể tham khảo thêm hai hệ số quan trọng khác để đánh giá tình hình thanh toán trong ngắn hạn:

  • Tỷ lệ tiền mặt = Vốn bằng tiền/ Nợ phải trả ngắn hạn
  • Tỷ lệ hiện tại = Tài sản lưu động/ Nợ phải trả ngắn hạn

Lưu ý khi sử dụng chỉ số D/E

Để đánh giá đúng thực trạng sử dụng vốn trong doanh nghiệp cũng như cách phân tích D/E hiệu quả, bạn cần lưu ý các điểm sau:

Xem xét yếu tố ngành

Các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau sẽ có tốc độ phát triển, cơ cấu sử dụng nguồn vốn và tỷ lệ tăng trưởng khác nhau. Do đó, D/E có thể cao hoặc thấp trong vài ngành là điều phổ biến. 

Ví dụ: Ngành xây dựng luôn có tỷ lệ D/E cao vì bản chất đây là ngành thâm dụng vốn. Các công ty thường vay nợ để thi công công trình. Ngành công nghiệp ô tô cũng là ngành có mức D/E luôn cao, thậm chí > 2. 

Các doanh nghiệp tiện ích thường tăng trưởng chậm nhưng thu nhập ổn định vì cung cấp các sản phẩm dịch vụ thiết yếu. Các công ty này thường có hệ số D/E cao, được vay với lãi suất thấp. Ngược lại, ngành dịch vụ chủ yếu sử dụng sức lao động con người, ít vốn vay nên tỷ lệ D/E thấp hơn.

Xem xét yếu tố ngành

Đánh giá độ rủi ro

Khi xem xét hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư cần phân tích dữ liệu trong nhiều năm để xem xét xu hướng trả nợ của doanh nghiệp. Sẽ có những giai đoạn doanh nghiệp có hệ số D/E cao, đặc biệt khi mở rộng sản xuất, xây dựng hoặc đầu tư máy móc nhà xưởng. 

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, họ sẽ luôn có chiến lược sử dụng đòn bẩy vốn vay tối ưu, giảm tỷ lệ D/E, tăng lượng dự trữ tiền mặt. Do đó, khi đánh giá hệ số này, nhà đầu tư cần xem xét mức độ rủi ro của các công ty trong cùng một nhóm ngành. 

Lời kết

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu được tình trạng nợ của họ đối với vốn chủ sở hữu, để họ có thể đưa ra các quyết định thông minh về chiến lược tài chính quan trọng.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..