<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tìm hiểu chi phí phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu, các vấn đề được quan tâm nhất chính là Chi phí phát hành trái phiếu là bao nhiêu? Quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng Anfin tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!


Thông tin về trái phiếu phát hành

Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các khái niệm cơ bản liên quan đến việc phát hành trái phiếu để dễ dàng hơn trong việc thực hiện và tiến hành đúng các quy trình.

Trái phiếu phát hành là gì?

Trái phiếu phát hành được xem là một loại chứng chỉ ghi nợ. Thông thường, đây là chứng nhận bên phát hành trái phiếu doanh nghiệp vay vốn có kỳ hạn của bên sở hữu trái phiếu (nhà đầu tư).

Với mỗi trái phiếu phát hành tương ứng với một giá trị tiền khác nhau và cùng những thỏa thuận cam kết điều khoản như lãi suất, kỳ hạn trả lãi và kỳ đáo hạn.

tim-hieu-chi-phi-phat-hanh-trai-phieu

Hiểu đơn giản, khi đến một kỳ hạn trả lãi nhất định, bên phát hành trái phiếu phải thanh toán theo mức lãi suất đã được cam kết ban đầu cho người sở hữu trái phiếu. Các loại trái phiếu phát hành trung hạn thường có thời gian kéo dài từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, ở một số trái phiếu dài hạn sẽ có kỳ hạn trên 5 năm, thậm chí có trái phiếu với kỳ hạn lên đến 15 đến 20 năm.

Bên phát hành trái phiếu thường được gọi là chủ thể phát hành trái phiếu, gồm 3 đối tượng khác nhau:

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Loại trái phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
  • Bộ tài chính: Trái phiếu chính phủ (công trái) được phát hành bởi Bộ Tài chính.
  • Bộ tài chính ủy quyền: Trái phiếu chính phủ (công trái) được phát hành bởi Bộ Tài chính ủy quyền cho kho bạc được tổ chức phát hành theo các thông tư quy định.

Lý do doanh nghiệp phát hành trái phiếu?

Khi một doanh nghiệp, tổ chức hoặc chính phủ cần một nguồn vốn thì họ sẽ tiến hành phát hành trái phiếu. Nói cách khác, phát hành trái phiếu chính là một hình thức đi vay vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Những người sở hữu trái phiếu sẽ được gọi là trái chủ. người cho vay hay chủ nợ của nơi phát hành trái phiếu.

khái niệm chi phí phát hành trái phiếu

Đương nhiên, bên phát hành trái phiếu phải thanh toán lãi suất định kỳ cho bên trái chủ. Khi đến thời kỳ đáo hạn, doanh nghiệp phải hoàn tiền vốn vay cho bên đầu tư. Mặt khác, khi trái chủ cho vay tiền thì họ không có quyền can thiệp vào mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thất bại dẫn đến giải thể, doanh nghiệp buộc phải ưu tiên thanh toán ưu tiên các khoản nợ đó cho bên đầu tư trái phiếu rồi mới đến lượt của các cổ đông sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Quy trình phát hành trái phiếu

Để phát hành được trái phiếu, các doanh nghiệp phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị, xây dựng chiến lược, thu thập ý kiến cũng như hoàn tất quy trình một cách chính xác. Quy trình phát hành trái phiếu sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược và dự trù chi phí phát hành trái phiếu

Đây là bước cần thiết và vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể vạch ra kế hoạch những bước đi sắp tới trong tương lai. Ví dụ, kế hoạch kêu gọi vốn ra sao, phát hành như thế nào và sử dụng khả năng huy động vốn có để kinh doanh và thực hiện trả lãi, hoàn trả gốc theo đúng tiến độ.

Khi xây dựng các phương án phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước khi phát hành, doanh nghiệp nên thông báo đến các nhà đầu tư có nhu cầu bỏ vốn bằng hình thức mua trái phiếu.

Quy trình phát hành trái phiếu

Trong các nội dung của phương án phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các chi tiết thông tin về ngành, lĩnh vực hoạt động, số liệu cụ thể về tình hình tài chính chứng minh các kết quả hoạt động kinh doanh trong thời điểm nhất định. Doanh nghiệp cần nêu rõ được mục đích, phương án sử dụng nguồn vốn trong tương lai và các tính chất thanh toán lãi suất như kỳ hạn, loại hình thanh toán,...

Xem thêm: Các vòng gọi vốn được xem là một việc làm rất cần thiết cho một doanh nghiệp bởi nguồn tiền được đầu tư vào sẽ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn 2: Gửi thông báo và xin ý kiến từ Bộ Tài chính

Trước khi thực hiện phát hành trái phiếu, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo đến Bộ Tài chính. Doanh nghiệp cần gửi các thông tin sớm và trước thời điểm chuẩn bị phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày. Từ đó, Bộ Tài chính có thể tổng hợp thông tin và theo dõi tình hình phát hành trái phiếu theo đúng quy định của tổ chức.

Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ đến Ủy ban chứng khoán nhà nước

Hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước bao gồm:

  • Phương án phát hành trái phiếu.
  • Quyết định phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền.
  • Tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh về điều kiện phát hành.
  • Các hợp đồng bảo lãnh phát hành.
  • Văn bản chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn đã đạt điều kiện hoàn thành về các thủ tục đầu tư.

Sau khi được thông qua và nhận xác nhận bằng văn bản thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện để phát hành trái phiếu.

Chi phí phát hành trái phiếu

Khi bắt đầu xây dựng chiến lược phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần quan tâm đến mức chi phí khi phát hành. Từ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện cách tính chi phí phát hành trái phiếu để ước lượng được mức chi phí cần chuẩn bị.

phân loại chi phí phát hành trái phiếu

Chi phí phát hành trái phiếu được chia thành 3 loại sau:

  • Chi phí phát sinh một lần: Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp chỉ cần chỉ trả một lần duy nhất. Bao gồm các chi phí tư vấn phát hành trái phiếu, phí tư vấn bảo lãnh phát hành và phí trả cho các đại lý niêm yết, các sàn chứng khoán. Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí một lần khác như chi phí phát hành, quảng cáo, chào bán, phí xác nhận hệ số tín nhiệm,... Dựa vào mức độ quy mô của doanh nghiệp thì mức chi phí cần trả sẽ khác nhau. Đây là một loại chi phí mà doanh nghiệp nên dự trù từ trước.
  • Các khoản chi phí thường niên: Đây chủ yếu là những khoản tiền trả cho các đại lý tài chính, đại lý chuyển nhượng hoặc các sở giao dịch chứng khoán được thỏa thuận ký kết từ ban đầu.
  • Các chi phí phát sinh khác: Chi phí này sẽ bao gồm các khoản chi về việc phát hành hoặc trả nợ trái phiếu cho bên đầu tư. Tùy vào từng thời điểm và kỳ hạn nhất định, khoản chi phí này sẽ được thay đổi khác nhau. Khoản chi phí này buộc phải thực hiện theo nghĩa vụ đã được cam kết từ ban đầu với trái chủ.

Với những chia sẻ về chi phí phát hành trái phiếu trên, Anfin hy vọng đã hỗ trợ được doanh nghiệp về các vấn đề liên quan phát hành trái phiếu để đưa ra những định hướng phát triển mới trong tương lai nhé!

Xem thêm: Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không là băn khoăn của nhiều nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của hình thức này và lưu ý quan trọng qua bài viết.

Nguồn tham khảo: mof.gov.vn

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..