<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Bán giải chấp là gì? Làm sao để tránh tình huống phải giải chấp cổ phiếu

Bán giải chấp cổ phiếu gây nhiều tổn thất cho nhà đầu tư chứng khoán. Do đó, bạn cần hiểu rõ khái niệm bán giải chấp là gì và làm thế nào để tránh tình huống này xảy ra. Đọc ngay bài viết bên dưới để có thêm bí quyết đầu tư an toàn nhất nhé. 

Bán giải chấp là gì?

Bán giải chấp là việc bên cho vay (ngân hàng) sẽ tịch thu các tài sản của người đi vay do không có khả năng trả nợ theo cam kết trước đó. Thông thường, ngân hàng sẽ thanh lý các tài sản này thông qua hình thức đấu giá tài sản. 

Tài sản chỉ được bán giải chấp khi thanh lý hợp đồng vay, đồng nghĩa tài sản này đã chấm dứt nghĩa vụ là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hình thức này là yêu cầu bắt buộc của người đi vay khi đến hạn nhưng không hoàn tất nghĩa vụ trả nợ. Nếu việc thanh lý hợp đồng không thực hiện theo đúng thời gian cam kết thì khoản nợ chuyển sang quá hạn và ảnh hưởng điểm tín dụng của người đi vay. 

Bán giải chấp cổ phiếu là gì

Bán giải chấp cổ phiếu là gì?

Bán giải chấp không chỉ áp dụng cho các khoản vay thế chấp tại ngân hàng mà còn là một hoạt động trên thị trường chứng khoán. Khi đó, công ty chứng khoán sẽ bán bớt cổ phiếu của các nhà đầu tư với mục đích giảm tỷ lệ nợ, đưa về mức an toàn theo quy định. 

Bán giải chấp cổ phiếu xảy ra trong các giao dịch ký quỹ (margin), giá cổ phiếu dưới mức cho phép và tài khoản nhà đầu tư không duy trì đủ khoản tiền theo quy định. 

Trước khi bán giải chấp cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ được thông báo trước 1-2 ngày. Nhà đầu tư có thể nộp thêm tiền vào tài khoản để không thực hiện lệnh giải chấp. Qua thời gian trên, công ty chứng khoán mặc định sẽ giải chấp cổ phiếu theo quy trình. 

Ví dụ:

Nhà đầu tư có 50.000 cổ phiếu A trị giá 2 tỷ đồng (40.000 đồng/cổ phiếu). Gói vay với công ty chứng khoán có tỷ lệ 3:7, tương đương 2 tỷ x 70% = 1.4 tỷ đồng. Vốn bỏ ra của nhà đầu tư là 600 triệu. 

Quy định về tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu của công ty chứng khoán là trên 30%. Giá cổ phiếu A biến động, sụt giảm còn 30.000 đồng/cổ phiếu, tổng tài sản của nhà đầu tư khi đó là 30.000 x 50.000 = 15 tỷ đồng. 

Vốn vay của khách hàng còn: 1 tỷ - (10.000 x 50.000) = 500 triệu

Tỷ lệ ký quỹ mới là 500 triệu /1.5 tỷ = 0.33 (33%), cao hơn quy định về tỷ lệ ký quỹ tối thiểu 30%. 

Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm về mức 25.000 đồng/cổ phiếu, tổng tài sản hiện có: 25.000 x 50.000 = 1.25 tỷ đồng

Vốn khách hàng sẽ còn 1 tỷ - (15.000 x 50.000) = 250 triệu

Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là 250 triệu / 1.25 tỷ đồng = 0.2 (20%), thấp hơn so với mức ký quỹ 30%. Lúc này khách hàng sẽ bị call margin để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. 

Bán giải chấp cổ phiếu xuất hiện khi nào

Khi nào xuất hiện bán giải chấp cổ phiếu

Như đề cập, bán giải chấp cổ phiếu trong hoạt động giao dịch chứng khoán sẽ xuất hiện khi nhà đầu tư sử dụng lệnh margin (đòn bẩy vay tài chính). Nhà đầu tư khi bị call margin chỉ có các sự lựa chọn sau:

  • Nộp thêm tiền vào tài khoản
  • Tăng số lượng cổ phiếu hoặc 
  • Bán giải chấp cổ phiếu

Nhà đầu tư có thể thực hiện nhiều phương án, thời gian xử lý trong khoảng 2-5 phiên giao dịch. 

Call margin thường xảy ra ở những có phiếu có tính biến động mạnh trên thị trường. Nhà đầu tư trong ngắn hạn dùng đòn bẩy để hưởng lợi nhuận cao nhưng cũng có nguy cơ phải giải chấp nếu thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi. 

Hạn chế bị đưa vào diện bị bán giải chấp cổ phiếu

Cần làm gì để cổ phiếu không bị bán giải chấp?

Khi rơi vào tình huống buộc phải bán giải chấp cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Do đó, điều cần quan tâm chính là những biện pháp dự phòng để tình huống này không xảy ra. 

  • Luôn theo dõi tỷ lệ ký quỹ, đặc biệt trong giai đoạn biến động ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu. Bạn nên theo dõi danh mục đầu tư sát sao để đoán định trước hướng đi thị trường, ra quyết định cắt lỗ để tránh thâm hụt tài khoản. Điều này đặc biệt đúng đối với nhà đầu tư có số dư ký quỹ lớn. 
  • Chỉ nên sử dụng đòn bẩy margin khi có nền tảng kiến thức đầu tư và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán. Bạn nên tránh bẫy fomo về tâm lý, mua bán giao dịch theo xu hướng đám đông. 
  • Áp dụng margin ở những mã cổ phiếu có xu hướng tăng giảm rõ ràng. Áp dụng margin trong mức kiểm soát được. 
  • Lưu ý cuối cùng là bạn nên tham khảo về quy định ký quỹ ở các công ty để lựa chọn mức phù hợp nhu cầu bản thân.

Lời kết

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là hoạt động phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát tỷ lệ margin để tránh việc bị bán giải chấp cổ phiếu, ảnh hưởng đến tài khoản đầu tư. Đón đọc nhiều bài viết bổ ích về đầu tư chứng khoán tại ứng dụng tài chính Anfin ngay hôm nay để trở thành nhà đầu tư thông minh, hiệu quả nhé. 

Xem thêm: Vay tín chấp ngân hàng nào dễ nhất? Biểu phí 5 ngân hàng hàng đầu cùng thủ tục vay linh hoạt. Những lưu ý khi vay tín chấp bạn cần biết

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..