<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Giá trần giá sàn là gì? Cách xác định và công thức tính

Đầu tư chứng khoán mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ nhưng vẫn tiềm tăng một số rủi ro. Bạn cần tìm hiểu đủ các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến lĩnh vực này để tạo ra chiến lược đầu tư hiệu quả. Đầu tiên khái niệm về giá trần giá sàn là vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư mới. Cùng Anfin tìm hiểu ngay tại đây nhé!


Giá trần giá sàn là gì?

Giá trần là gì?

Giá trần được dịch từ Price Ceiling, đây là mức giá cao nhất được xác định trong một phiên giao dịch. Nhà đầu tư sẽ sử dụng chúng để có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán. Chắc chắn, bạn có muốn mua chứng khoán với một mức giá cao hơn giá trần thì giao dịch cũng không thực hiện khớp lệnh được.

Vai trò chủ yếu của giá trần chính là đảm bảo cho thị trường chứng khoán không rơi vào tình trạng bị thao túng bởi các nhà đầu lớn, có sức ảnh hưởng đến tình hình thị trường chứng khoán,... Nhờ vào việc giá cổ phiếu sẽ chỉ đạt đến một mức nhất định chứ không thể tiếp tục tăng lên thêm.

Xem thêm: Tìm hiểu thao túng thị trường chứng khoán là gì mới nhất 2022? Người vi phạm bị xử lý hình sự hay dân sự?

cách tính giá trần giá sàn là gì

Giá sàn là gì?

Price Floor được gọi là giá sàn, khái niệm này trái ngược với giá trần. Đây là một mức giá thấp nhất được xác định và sử dụng trong một phiên giao dịch bởi các nhà đầu tư khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán. Tương tự trên, bạn chắc chắn không thể đặt lệnh với mức giá thấp hơn mức giá sàn hiện tại được.

Ví dụ cụ thể, mã chứng khoán Vinamilk (VNM) trên sàn giao dịch HoSE vào ngày 16 tháng 3 năm 2022 có mức giá trần là 82.600 đồng và mức giá sàn là 71.800 đồng. Cả 2 mức già này thể hiện rằng khi bạn đặt lệnh giao dịch mua bán chỉ có thể đặt giá dao động trong khoảng từ 71.800 đồng đến 82.600 đồng cho 1 cổ phiếu.

Giá tham chiếu

Bên cạnh, hai khái niệm về giá trần giá sàn thì giá tham chiếu cũng là một thuật ngữ quan trọng mà các nhà đầu tư nên biết. Giá tham chiếu chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó. Hiểu đơn giản, giá tham chiếu là mức giá được thực hiện vào lần khớp lệnh cuối cùng.

Tại mỗi sàn giao dịch chứng khoán, quy định về giá tham chiếu như sau:

  • Sàn giao dịch HNX: mức giá tham chiếu được xác định chính là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Sàn giao dịch HOSE: mức giá tham chiếu của loại cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ được giao dịch sẽ xác định là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất và liền kề trước đó, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Sàn UPCOM: mức giá tham chiếu sàn sẽ được tính bằng số bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục thuộc ngày giao dịch liền kề gần nhất trước đó, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Cách xác định giá trần giá sàn chứng khoán

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm của giá trần giá sàn chứng khoán, bạn nên biết cách xác định giá trần giá sàn trên bảng chứng khoán. Nhờ đó, các nhà đầu tư dễ dàng phân biệt được các chỉ số, mức giá thông qua các quy định màu sắc khác nhau.

Tại các sàn giao dịch chứng khoán như HOSE và HNX, giá trần giá sàn được quy định trên bảng giá giao dịch cụ thể như sau:

  • Giá trần quy định màu tím.
  • Giá sàn quy định màu xanh da trời.
  • Giá tham chiếu quy định màu vàng.

giá sàn và giá trần trong chứng khoán

Ngoài ra, màu sắc cũng quy định mức tăng giảm tương ứng với con số. Chẳng hạn như màu xanh lá sẽ tương ứng với mức giá tăng và màu đỏ sẽ là mức giá giảm. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể nhận biết được mức giá và sự biến động thị trường để đưa ra được quyết định đặt lệnh mua bán phù hợp.

Tại một số công ty chứng khoán hoặc tổ chức phát hành chứng khoán còn quy định được mức độ tăng giảm dựa trên màu sắc xanh hoặc đỏ. Cụ thể:

  • Khi giá cổ phiếu tăng càng mạnh thì màu xanh sẽ càng đậm và ngược lại.
  • Khi giá cổ phiếu càng giảm thì màu đỏ sẽ càng đậm và ngược lại.

Ở bảng giá giao dịch, mục giá trần sẽ được ký hiệu thêm CE (ceiling) và giá sàn cũng được thêm ký hiệu FL (Floor).

Công thức tính giá trần giá sàn cổ phiếu

Anfin sẽ chia sẻ công thức tính giá trần giá sàn chứng khoán mà bạn có thể áp dụng vào việc đầu tư.

công thức tính giá trần giá sàn

Cách tính giá trần:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

Cách tính giá sàn:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động)

Trong đó, biên độ dao động là con số thể hiện phần trăm của giá cổ phiếu có thể dao động tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch chứng khoán. Từ công thức trên, bạn có thể hiểu giá trần và giá sàn của một phiên giao dịch sẽ bằng giá tham chiếu cộng hoặc trừ đi biên độ dao động.

Mỗi sàn giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ có biên độ dao động khác nhau:

  • Đối với sàn HOSE, biên độ dao động là 7%.
  • Đối với sàn HNX, biên độ dao động là 10%.
  • Đối với sàn UPCOM, biên độ dao động là 15%.

Tại một phiên giao dịch đầu tiên, khi một loại cổ phiếu được lên sàn thì giá tham chiếu chính là giá lý thuyết mà các nhà đầu tư nên dựa vào. Do không có phiên giao dịch nào trước đó nên sẽ không có giá tham chiếu như bình thường. Giá tham lý thuyết thường được các công ty chứng khoán khuyến nghị căn cứ dựa trên mức giá cổ phiếu được niêm yết trước đó của các công ty, doanh nghiệp cùng ngành và được Sở giao dịch cho phép chấp thuận.

Nhằm hạn chế được tình trạng giá tham chiếu lý thuyết này sai lệch ở mức quá lớn thì biên độ dao động cho lần niêm yết đầu sẽ được lớn, rộng hơn khá nhiều so với biên độ bình thường. Ví dụ cụ thể như sàn HOSE là 20% thi sàn HNX lại là 30% và sàn UPCOM là 40%.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ về giá trần giá sàn cùng công thức tính. Hy vọng bạn sẽ chuẩn bị đủ các kiến thức để tạo ra một chiến lược đầu tư một cách hiệu quả và đạt được thành công sớm nhất. Theo dõi Anfin để cập nhật thêm nhiều thông tin về lĩnh vực đầu tư tài chính nhé!

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..