Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn đầy đủ chi tiết cho nhà đầu tư
Sóng Elliott là nguyên lý cơ bản giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng thị trường, bình tĩnh giao dịch không bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Do đó, biết cách sử dụng sóng Elliott trong đầu tư sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và ra quyết định phù hợp.
Nội Dung Bài Viết
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là công cụ phân tích thị trường chứng khoán, forex hay crypto. Mô hình sóng Elliott cho thấy dao động của giá dưới tác động của thị trường và tâm lý đám đông, từ đó xác định chu kỳ và dự đoán diễn biến thị trường.
Sóng Elliott ra đời như thế nào?
Cha đẻ của lý thuyết Elliott là Ralph Nelson Elliott - một kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ. Trải qua quá trình 75 năm quan sát thị trường tài chính, ông nhận ra rằng thị trường chứng khoán lên xuống tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng lại có quy luật và mang tính lặp lại.
Mô hình sóng elliott trong chứng khoán ra đời vào năm 1920, là kim chỉ nam cho những nhà đầu tư, lý giải tình hình biến động của thị trường dưới tác động của tin tức và tâm lý đám đông.
Ralph Nelson Elliott nghiên cứu nhiều dạng thức và chu kỳ sóng khác nhau. Nhà đầu tư có thể theo dõi thị trường, quy chiếu vào mô hình sóng mà ra quyết định phù hợp vào từng thời điểm.
Chính nhờ lý thuyết quan trọng này, nhà đầu tư có thể dự đoán chiều di chuyển giá cổ phiếu. Mô hình sóng Elliott được xem là một phương pháp giúp nhà đầu tư bắt đỉnh và đáy, nhìn nhận thị trường chính xác, không bị cảm xúc chi phối.
Xem thêm bài viết: Các tâm lý giao dịch chứng khoán và những cảm xúc của nhà đầu tư thường thấy. Làm sao để quản trị cảm xúc trong đầu tư chứng khoán?
Nguyên lý sóng elliott
Lý thuyết này không chỉ áp dụng trong lĩnh vực chứng khoán mà còn được phân tích trong các sản phẩm đầu tư tài chính khác. Bởi vì, tâm lý con người luôn giống nhau, sự tham lam, sợ hãi hay lạc quan, hả hê luôn là một vòng lặp không hồi dừng.
Chính vì vậy, khi phân tích đặc điểm tâm lý đám đông và cụ thể hóa bằng những con sóng trên biểu đồ, nhà đầu tư có cái nhìn trực quan nhất về thị trường. Nguyên lý sóng Elliott giúp nhà đầu tư xác định thị trường đang ở giai đoạn nào, xu hướng giá sẽ đẩy lên hay hạ xuống và thời điểm nào sẽ phù hợp để mua, bán hay cắt lỗ.
Biểu đồ bước sóng Elliott đều giống nhau, tức là có điểm bắt đầu và điểm kết thúc, không quay về vị trí cũ là liên tục tiếp nối. Chu kỳ sóng nhỏ là một giai đoạn của chu kỳ sóng lớn hơn.
Xem thêm: Để mua cổ phiếu giá tốt, nhà đầu tư phải lựa chọn thời gian thích hợp. Vậy nên mua cổ phiếu vào thời điểm nào? Hãy cùng Anfin tìm hiểu nhé!
Cấu trúc chu kỳ sóng elliott
Trong mỗi mô hình sóng Elliott, luôn có 2 giai đoạn sóng đẩy (impulse wave) và sóng điều chỉnh (corrective wave). Cấu trúc chu kỳ hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 bước sóng.
Impulse waves - sóng đẩy
Mô hình sóng đẩy sẽ bao gồm 5 bước sóng. Trong đó sóng lẻ 1-3-5 là chiều tăng, còn sóng 2-4 là chiều giảm.
- Sóng 1: bắt đầu chu kỳ sóng khi nhà đầu tư bắt đầu đặt lệnh mua, khiến giá tăng lên cao.
- Sóng 2: Giai đoạn các nhà đầu tư đóng giao dịch vì đặt mục tiêu. Giá sẽ giảm nhưng không chạm mức đáy của giai đoạn trước sóng 1.
- Sóng 3: có bước sóng dài và mạnh nhất. Các nhà đầu tư tham gia nhiều vào thị trường vì chứng kiến giá bắt đầu tăng. Sự xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư mới khiến giá đẩy lên cao.
- Sóng 4: nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá. Sóng 4 giảm nhẹ vì nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan, kỳ vọng vào mức tăng mới của cổ phiếu.
- Sóng 5: thị trường đổ xô mua cổ phiếu, tạo nên đỉnh sóng cao ngất ngưởng. Tâm lý nhà đầu tư giai đoạn này là lạc quan, hồ hởi, vui mừng.
Bạn có thể nhận thấy các sóng 1-3-5 luôn có 2 sóng hẹp hơn. Các sóng dài nhất thường là sóng 3 hoặc sóng 5 Elliott.
Corrective waves - Sóng điều chỉnh
Giai đoạn sóng điều chỉnh sẽ xuất hiện theo sau giai đoạn sóng đẩy vừa phân tích ở trên. Ở giai đoạn này, diễn biến giá sẽ đi ngược với xu hướng thị trường, đồng nghĩa xu hướng thị trường đi xuống thì sóng đi lên hoặc đi ngang và ngược lại.
Mô hình sóng Elliott trong giai đoạn này được ký hiệu bằng ký tự A-B-C, với tối đa 5 bước sóng, thường thấy nhất là 3 sóng, cụ thể như sau:
- Mô hình zigzag: bao gồm các bước giá đi ngược với xu hướng thị trường. Trong mô hình này, sóng B ngắn hơn hai sóng còn lại. Đôi khi, thị trường sẽ xuất hiện 2-3 sóng zigzag liên tiếp, tạo nên mô hình sóng đẩy phức tạp hơn.
- Mô hình hình tam giác: Mô hình này được hình thành từ đường hỗ trợ phân kỳ hoặc hỗ trợ hội tụ và đường kháng cự. Mô hình có 5 con sóng chuyển động trong hai đường trendline theo xu hướng sideway - giá đi ngang. Mô hình này có nhiều hình dạng như tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc giảm dần,...
- Mô hình phẳng: sóng thường có xu hướng đi ngang, chiều dài bước sóng tương đối bằng nhau. Sóng A-C cùng chiều và ngược với sóng B.
Xem thêm: Mô hình 2 đáy chứng khoán là gì? Đây là mô hình phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán để nhận diện được xu hướng tăng giảm của giá cổ phiếu.
Các cấp độ sóng elliott
Mô hình sóng Elliott sẽ chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Việc nhận diện chính xác cấp độ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường và phản ứng lại biến động giá. Các cấp độ này đều có tính chất tương đối và có độ dài thời gian khác nhau, cụ thể như sau:
- Grand Supercycle: Sóng siêu chu kỳ. Thời gian kéo dài hàng thập kỷ.
- Supercycle: Cấp độ chu kỳ kỳ từ vài năm đến vài thập kỷ (trung bình 50-70 năm).
- Cycle: Kéo dài từ 1 năm đến vài năm.
- Primary: là cấp độ sóng phổ biến, kéo dài từ vài tháng đến 1-2 năm.
- Intermediate: Cấp độ sóng ngắn, diễn ra trong vài tuần đến vài tháng.
- Minor: Sóng kéo dài chỉ trong vài tuần.
- Minute: đường sóng ngắn trong vài ngày.
- Minuete: Cấp độ sóng nhỏ chỉ trong vài giờ.
- Subminutte: cấp độ siêu nhỏ, kéo dài chỉ vài phút.
Cách sử dụng sóng elliott
Để đầu tư hiệu quả, mỗi nhà đầu tư đều có chiến lược khác nhau. Với sóng Elliott, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để sử dụng khi phân tích diễn biến giá.
Nhận định xu hướng thị trường
Nhà đầu tư cần dựa vào mô hình động lực 5 sóng. Nếu cả năm sóng đều tăng thì thị trường đang có xu hướng tăng giá và ngược lại.
Nhận định chuyển động ngược xu hướng
Cách sử dụng này sử dụng 3 sóng để thấy xu hướng nghịch giá thị trường. Mô hình 3 sóng điều chỉnh là xu hướng tiếp theo của sóng đẩy. Nhận biết được điều này giúp nhà đầu tư bình tĩnh đón đầu xu hướng tăng/giảm giá theo chu kỳ chính.
Nhận diện khả năng đảo chiều xu hướng
Các sóng nhỏ luôn là một phần cấu tạo của các sóng cấp độ lớn hơn. Yếu tố này giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng đảo chiều. Nghĩa là kết thúc một vài đợt sóng nhỏ, nhà đầu tư.
Xem thêm: Các mẫu nến đảo chiều mạnh sẽ cho nhà đầu tư thấy sự biến động về giá trên thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định phù hợp với chiến lược đầu tư.
Xác định những “điểm không giá trị”
Nếu bước sử dụng sóng Elliott, nhà đầu tư có thể nhận diện và xác định những “điểm không giá trị” - hay là các mức giá không áp dụng được với sóng Elliott.
Tập trung vào sóng tạo ưu thế
Nhìn vào tổng quan chu kỳ, bạn sẽ thấy sóng 3,5 và A,C là những sóng có nhiều ưu thế khi giao dịch, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận lớn khi thị trường tăng giá đúng như dự đoán.
Sóng 3 và sóng 5 Elliott là những sóng cơ hội, có độ dài lớn nhất để khai thác lợi nhuận. Cùng phân tích sâu hơn về hai sóng này:
- Sóng 3 Elliot là sóng có động lực mạnh nhất, có độ dài nhất, thể hiện thông tin tích cực của thị trường và tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.
- Sóng 5 Elliott là đợt sóng cuối cùng trong xu hướng. Giai đoạn này thị trường có nhiều tin tích cực, có khả năng tăng trưởng vượt mức sóng 3. Thường sóng 5 sẽ có biên độ không mạng bằng sống 3, khối lượng giao dịch cũng không bằng. Nhà đầu tư nên kết hợp các chỉ số khác như MACD, Stochastic để dự đoán chính xác hơn.
Lời kết
Sóng Elliott được xem là nguyên lý nền tảng trong đầu tư. Nếu hiểu bản chất hoạt động, cách thức phân loại và nhận diện bước sóng, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường và ra quyết định phù hợp.
Nguồn tham khảo: investopedia.com
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí