<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Bí quyết phân tích tài chính doanh nghiệp nhà đầu tư cần biết

Nếu biết cách phân tích tài chính doanh nghiệp, bạn sẽ hiểu và đánh giá được các chỉ số quan trọng. Cùng đọc ngay bài viết bên dưới để lựa chọn phương pháp phù hợp trong việc đánh giá năng lực phát triển của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư. 

Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng nhiều công cụ và phương pháp để tìm ra điểm mạnh và hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ số trong báo cáo tài chính để hiểu được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 

Cho nên, nếu nắm vững các nguyên tắc phân tích, nhà đầu tư sẽ đánh giá được doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển nào và có nên đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp hay không. 

Phân tích tài chính trong doanh nghiệp là gì

Vai trò của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc phân tích tài chính giúp cho nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp nhận ra bức tranh tài chính hiện tại và định hướng chiến lược phù hợp trong tương lai:

  • Đối với nhà đầu tư: Việc hiểu rõ các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư định giá được cổ phiếu và mức phù hợp để đặt mua hoặc bán ra. Thông qua việc phân tích này, bạn sẽ biết được tình hình sử dụng vốn và dòng tiền trong doanh nghiệp như thế nào nhằm hạn chế rủi ro nhiều nhất có thể. 
  • Đối với chủ doanh nghiệp: Việc phân tích đánh giá định kỳ vô cùng quan trọng vì doanh nghiệp sẽ nắm tổng quan và chi tiết tình hình tài chính của từng bộ phận. Căn cứ vào những dữ liệu đó, chủ doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. 
  • Đối với các tổ chức tín dụng: các thông tin về phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng quyết định cấp khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Do đó, các tổ chức tín dụng sẽ nghiên cứu rất kỹ báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch vì các báo cáo này càng cần được thể hiện công khai, minh bạch và khách quan từ các bên đánh giá thứ ba. 

Vài trò quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp

Các chỉ tiêu khi phân tích báo cáo tài chính công ty

Có rất nhiều thông số khi phân tích tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là các chỉ tiêu chính bạn cần quan tâm để có bức tranh tổng quan về tình hình tài chính trong doanh nghiệp. 

Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

Nhóm chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư đánh giá được năng lực quản lý dòng vốn và nợ của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Hệ số thanh toán tổng quát: cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản và tổng số nợ. Nếu hệ số này < 1 thì có thể năng lực quản lý nợ của doanh nghiệp đang yếu kém. 
  • Hệ số thanh toán hiện tại: được tính bởi tỷ lệ giữa tổng tài sản trong ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tương tự như chỉ số trên, hệ số thanh toán hiện tại cho biết bức tranh về tài sản và nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn có đảm bảo hay không. 
  • Hệ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn bằng việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt, không sử dụng đến tiền từ việc bán vật tư, hàng hóa hoặc hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tính hệ số này bằng cách lấy tiền và các khoản tương đương tiền để chia cho tổng nợ ngắn hạn. 
  • Hệ số thanh toán lãi vay: đánh giá năng lực trả lãi của doanh nghiệp. Hệ số ngày giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ vay của doanh nghiệp có trong tầm kiểm soát hay không, hạn chế rủi ro mất năng lực chi trả. 

Nhóm chỉ số hoạt động

Đây là các chỉ số đánh giá khả năng sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, bao gồm các hệ số sau:

  • Vòng quay hàng tồn kho: được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong kỳ (giá trị lưu kho bình quân). Chỉ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh tốt, ngược lại chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề về quản lý hàng tồn kho. 
  • Vòng quay các khoản phải thu: giúp nhà đầu tư nhận biết tốc độ chuyển đổi khoản phải trong kỳ bằng tiền mặt có nhanh chóng hay không. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng khoản phải thu chia cho doanh thu thuần. 
  • Kỳ thu tiền bình quân thể hiện thời gian cần thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. 
  • Vòng quay vốn lưu động là hệ số giữa doanh thu thuần và giá trị tài sản lưu động bình quân. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp cao. 
  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định đo lường hiệu suất tạo ra doanh thu thuần từ một đồng vốn cố định. 
  • Vòng quay tài sản: đo lường cho cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Hệ số này giúp đánh giá năng lực sử dụng tài sản trong doanh nghiệp nên nếu vòng quay càng lớn thì năng lực càng cao và ngược lại. 

Các nhóm chỉ tiêu khi phân tích tài chính của doanh nghiệp

Nhóm Chỉ tiêu khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu này rất được nhà đầu tư quan tâm vì cho biết được hiệu suất đầu tư vào doanh nghiệp như thế nào. 

  • ROS là tỷ suất lợi nhuận ròng, được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho doanh thu 
  • ROA là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, cho biết khả năng sinh lời cho một đồng tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. 
  • ROE là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu: đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu.  

Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư mới, việc hiểu và tuân theo các hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn đánh giá các chỉ số đơn giản và hiệu quả hơn. Dưới đây là các phương pháp hữu hiệu được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng. 

Phân tích ngoại lực và nội lực

Phương pháp này dựa trên các số liệu trong bảng báo cáo tài chính. Các chỉ số ngoại lực được cung cấp bởi các bên thứ ba như ngân hàng, công chúng, đối tác hay chủ nợ. Ngược lại, phân tích nội lực được lấy từ số liệu của bộ phận kế toán. Nếu kết hợp cả hai dạng chỉ số này, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về tài chính của doanh nghiệp. 

Phân tích ngắn hạn và dài hạn

Phân tích ngắn hạn cho phép nhà đầu tư tập trung vào các chỉ số trong ngắn hạn như vốn lưu động, tài sản và nợ ngắn hạn. Phân tích dài hạn cho biết năng lực quản lý tài sản và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn cho nhà đầu tư. Kết hợp các chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn về danh mục đầu tư và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. 

Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc

Phương pháp phân tích theo chiều ngang sẽ sẽ sử dụng số liệu kế toán giữa các kỳ với nhau, còn phương pháp phân tích theo chiều dọc thì tập trung vào một chỉ tiêu trong năm nhất định. 

Các phương pháp hỗ trợ nhà đầu tư phân tích tài chính doanh nghiệp

Các kỹ thuật chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp

Anfin hướng dẫn bạn các kỹ thuật quan trọng khi phân tích số liệu tài chính trong báo cáo doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Báo cáo thay đổi vốn lưu động

Đây là tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp quan trọng, được thực hiện bằng cách trích xuất dữ liệu liên quan đến vốn lưu động trong doanh nghiệp. Từ các thông số này nhà đầu tư sẽ biết được nguồn vốn có được sử dụng hợp lý hay không. 

Báo cáo tài chính so sánh

Kỹ thuật phân tích này sẽ áp dụng cho các báo cáo trong nhiều kỳ khác nhau nhằm phản ánh sự thay đổi về việc quản lý tài chính trong nhiều thời điểm khác nhau, đánh giá chính xác lịch sử quản lý tài sản và nợ của doanh nghiệp. 

Bảng cân đối kế toán theo dạng tỷ lệ

Kỹ thuật này cần sự am hiểu của nhà đầu tư, sẽ tính bằng cách lấy từng thông số trong bảng cân đối kế toán chia cho tổng nguồn vốn hoặc tổng tài sản. Mỗi tỷ lệ sẽ có ý nghĩa khác nhau, giúp bạn hiểu rõ khả năng quản lý tài chính trong doanh nghiệp. 

Phân tích xu hướng với phân tích tỷ lệ.

Phương pháp này còn được gọi là kỹ thuật phân tích theo chiều ngang, tập trung vào các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính trong từng thời điểm cụ thể, nhằm theo dõi biến động của mỗi khoản mục. 

Lời kết

Với những thông tin chi tiết trong bài viết, Anfin hy vọng bạn đã hiểu rõ phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp từ đó định giá được cổ phiếu phù hợp để ra quyết định mua bán. Cùng theo dõi nhiều bài viết bổ ích hơn nữa tại ứng dụng tài chính Anfin và gia nhập cộng đồng đầu tư thông minh ngay hôm nay.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..