<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Cách tính ROS đơn giản và chính xác nhất 2022 bạn không nên bỏ qua

Nếu muốn biết khả năng hoạt động của doanh nghiệp, bạn cần phân tích nhiều khía cạnh, chỉ số kinh tế khác nhau để làm rõ. Chẳng hạn như tính chỉ số ROS, ROA, ROE,... Vậy cách tính ROS như thế nào? Chỉ số này sẽ phản ánh điều gì ở trong thực thế?


Chỉ số ROS là gì?

ROS hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu. Chỉ số này được viết tắt từ Return On Sales, thể hiện được tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế đạt được của một doanh nghiệp. Chỉ số đánh giá được cứ khoảng một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

return on sales là gì

Doanh thu ở đây được xem là dạng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và dịch vụ, sau khi được tính toán khấu trừ đi toàn bộ chi phí cũng như một số thuế suất phải chịu để cho ra phần lợi nhuận. Với chỉ số ROS, chúng sẽ phản ánh hiệu quả của việc kinh doanh, quản lý vận hành và cách chi tiêu của một doanh nghiệp có thực sự ổn và hiệu quả hay không. Chỉ số này sẽ càng chứng minh được thực lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Từ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn nơi đầu tư phù hợp.

Trong chứng khoán, các nhà đầu tư luôn phải quan tâm đến chỉ số ROS vì chúng thể hiện chính xác được mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông sở hữu cổ phần của công ty. Phần cổ tức sẽ được chi trả cho cổ đông và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đương nhiên, nhà đầu tư luôn mong muốn nhận được cổ tức cao sau khi nắm giữ và đầu tư cổ phiếu của một công ty. Khi chỉ số ROS tăng cao sẽ chứng tỏ nguồn lợi nhuận mà cổ đông được nhận về đồng thời cũng sẽ nhiều lên.

Khi chỉ số ROS tăng, cổ tức thực nhận của cổ đông không thay đổi cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận cho việc tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, khi cổ tức tăng quá nhiều cho thấy doanh nghiệp không tập trung cho việc phát triển vận hành hoạt động.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


nhan-500k-mua-co-phieu

Công thức tính ROS chính xác

Nếu bạn muốn biết cách tính ROS thì hãy xem ngay công thức sau:

Chỉ số ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Ở mỗi báo cáo tài chính thuộc doanh nghiệp khác nhau, phần trình bày chi tiết luôn sẽ có hoạt động chi tiêu trong kỳ, khoản thu chi, nợ phải trả hoặc các khoản liên quan phát sinh khác. Trong đó luôn tồn tại lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần tại mỗi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế hoàn lại của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ - Các khoản chi phí giảm trừ doanh thu.

ros tính như thế nào

Doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ lợi nhuận cho các chủ sở hữu công ty và cổ đông không có quyền kiểm soát sau khi có được nguồn lợi nhuận sau thuế. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ quy ra được khoản lãi cụ thể trên từng loại cổ phiếu.

Một ví dụ cụ thể, số liệu được cung cấp từ báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2017 có doanh thu đạt đến 12.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1700 tỷ.

Tỷ suất lợi nhuận ROS = (1.700 / 12.000) * 100% = 14%

Như vậy tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu của Vinamilk năm 2017 là 14%. Số liệu này thể hiện lãi trên mỗi cổ phiếu sẽ là 1.070 đồng. So với năm 2016 cùng chỉ số ROS đạt 1.136 đồng, chỉ số này được xem là giảm.

Trên thế giới còn áp dụng công thức tính chỉ số ROS khác như sau:

Chỉ số ROS = (Tổng doanh thu - Tổng chi phí) / Tổng doanh thu

Đương nhiên, tùy vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà có thể sử dụng công thức tính ROS sao cho phù hợp nhất.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


nhan-500k-mua-co-phieu

Mối quan hệ giữa ROS và một số chỉ số khác

Để việc phân tích trở nên hiệu quả, nhà đầu tư thường kết hợp ROS cùng với một số chỉ số khác như chỉ số ROA, ROE và ROI. Tất cả các chỉ số này đều liên quan đến doanh thu của một doanh nghiệp vì thế nên nhiều người hay bị nhầm lẫn. Trong khi chỉ số ROS được tính dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì ROA và ROE được tính dựa vào dữ liệu của bảng cân đối kế toán, phần tài sản.

ROS và ROA

Với chỉ số ROA sẽ được tính bằng công thức sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

cách tính roa

ROA thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp so với phần tài sản đang sở hữu. Hiểu đơn giản là với một đồng vốn được bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận tương ứng. Nếu tỷ lệ chỉ số cao cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng, đồng nghĩa với doanh nghiệp quản lý chi tiêu tốt. Và nếu tỷ lệ giảm thì phần lợi nhuận thu về thấp hơn hoặc thậm chí thâm hụt vốn bỏ ra. Chỉ số ROA có tỷ lệ thuận với ROS, khi ROA tăng thì ROS tăng tương ứng và ngược lại.

ROS và ROE

Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận được tính dựa trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thể hiện sự hiệu quả trong khả năng sử dụng vốn. Các nhà đầu tư nên phân biệt giữa vốn chủ sở hữu và tài sản để tránh gây nhầm lẫn. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá được việc công ty hay doanh nghiệp có đang sử dụng nguồn tiền tốt, hiệu quả hay không. Nó phản ánh thực trạng của doanh nghiệp so với đối thủ trên cùng lĩnh vực thị trường hoạt động.

công thức tính roe

Trước khi sử dụng, vốn chủ sở hữu cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh dẫn đến các nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa 2 chỉ số này là tỷ lệ thuận. Chỉ số ROS tăng thì ROE cũng tăng tương ứng và ngược lại.

ROS và ROI

Thông thường, hai chỉ số trên dễ bị gây nhầm lẫn. ROI phản ánh hiệu quả của lợi nhuận đến từ hoạt động đầu tư mang lại trong khi ROS thể hiện hiệu suất sinh lời từ các hoạt động kinh doanh.

công thức tính roi

Dù bản chất của hai chỉ số không liên quan đến nhau, nhà đầu tư vẫn có thể cân nhắc kết hợp, phân tích và đưa ra được những lựa chọn đầu tư phù hợp.

  • ROI >0: Phần lợi nhuận đạt được từ một khoản tiền đầu tư. Lúc này chi phí đầu tư thấp hơn so với doanh thu bán hàng.
  • ROI <0: Hiện doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng lỗ vốn vì tổng doanh thu bán hàng trong đợt đầu tư đang thấp hơn so với chi phí bỏ.

Với bài viết trên, hy vọng Anfin đã giải đáp cho bạn được một số thắc mắc về chỉ số ROS cũng như cách tính ROS đơn giản và chính xác nhất. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình nhé!

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


nhan-500k-mua-co-phieu

 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..