<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Hệ số Beta trong chứng khoán là gì? Tầm quan trọng của hệ số này

Hệ số Beta là một hệ số giúp các nhà đầu tư nhận định đo lường được mức độ biến động của tài sản trên thị trường chứng khoán. Tại bài viết này, Anfin sẽ chia sẻ thông tin về hệ số Beta là gì cùng các thắc mắc liên quan đến hệ số này. Xem ngay!


Hệ số Beta là gì?

Hệ số Beta còn được gọi là hệ số rủi ro, có kí hiệu là β. Khi các nhà đầu tư muốn tính toán được mức độ rủi ro của một loại cổ phiếu hay toàn bộ danh mục thì hệ số này chính là công cụ hỗ trợ hữu ích. Hệ số này sẽ cho thấy mức độ tương quan của biến động trong danh mục hoặc cổ phiếu so với toàn bộ thị trường thông qua việc so sánh thay đổi giá.

chỉ số beta chứng khoán

Đối với thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ dựa vào sự thay đổi của thị trường để dự đoán được sự biến động giá cổ phiếu hoặc các danh mục đầu tư thông qua hệ số Beta. Cụ thể như sau:

  • Khi β = 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ bằng mức độ biến động của thị trường. Điều này cho thấy chứng khoán tăng trưởng đều và ổn định theo chuyển biến của thị trường.
  • Khi β < 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Hệ số này thể hiện sàn chứng khoán có sự biến động ít hơn so với sự thay đổi của thị trường.
  • Khi β > 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ cao hơn mức độ biến động của thị trường. Hiểu đơn giản, cổ phiếu sẽ có khả năng sinh lời cao cùng đi kèm mức độ rủi ro khá lớn. Chẳng hạn như hệ số β của cổ phiếu A = 3 tức là khi thị trường tăng 10% thì cổ phiếu A cũng sẽ tăng 30%.
  • Khi hệ số β = 0: Đối với một cổ phiếu có hệ số Beta bằng thì cho thấy sự thay đổi giá trị của cổ phiếu sẽ hoàn toàn độc lập so với thị trường. Lưu ý, nếu hệ số có dấu - thì chắc chắn cổ phiếu sẽ có biến động ngược chiều so với thị trường chứng khoán hoặc sẽ ngược lại.

Ưu điểm của hệ số Beta

Hệ số Beta là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư có thể tính toán được mức độ rủi ro của loại cổ phiếu mà họ được quan tâm. Không những thế, hệ số còn có những ưu điểm sau:

  • Giúp nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin trong thời điểm nhất định về hướng đi của cổ phiếu và thị trường.
  • Đánh giá sự biến động của cổ phiếu so với thị trường chứng khoán.
  • Dựa trên phân tích hồi quy, hệ số này còn tham gia trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Nhà đầu tư sẽ biết được tài sản có được định giá thấp hơn hay cao hơn so với giá trị thực thông qua mô hình này.

beta trong chứng khoán

Nhược điểm của hệ số Beta

Bên cạnh những ưu điểm mà hệ số Beta mang lại thì vẫn có một nhược điểm. Đó chính là nó chỉ thích hợp với thời gian đầu tư ngắn hạn hơn là dài hơn vì hệ số này không cập nhật được thông tin hoặc dự báo được xu hướng biến động mới.

Ví dụ cụ thể như công ty A thuộc lĩnh vực công nghệ hoạt động đã lâu nhưng hệ số Beta thấp. Khi công ty này tham gia vào một ngành mới Y thì hệ số Beta của cổ phiếu Y ban đầu cũng không phản ánh đủ được mức độ rủi ro của cổ phiếu X trước đó.

Ý nghĩa của hệ số Beta bạn nên biết

Hệ số Beta mang một số ý nghĩa nhất định trong thị trường chứng khoán như sau:

  • Nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị, nguồn vốn và nhu cầu sinh lời thông qua hệ số.
  • Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu thông qua mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Xem thêm: Định giá một cổ phiếu là một bước quan trọng trong đầu tư. Vậy có bao nhiêu cách định giá cổ phiếu? Anfin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết!
  • So sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu thuộc một doanh nghiệp cụ thể so với mức động biến động chung trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể từ đó được ra những quyết định đầu tư phù hợp.
  • Mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của tài sản (cổ phiếu) so với biến động chung của thị trường thông qua hệ số này. Hệ số này có thể sẽ thay đổi khi nền kinh tế cũng có sự thay đổi.

Công thức tính hệ số Beta

Nếu bạn muốn tính được hệ số Beta thì hãy áp dụng công thức sau:

Beta = Covar (Ri, Rm)/ Var (Rm)

Trong đó:

  • Ri chính là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.
  • Rm là tỷ suất sinh lời của thị trường VN-Index.
  • Var (Rm) là phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
  • Covar (Ri, Rm) chính là hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

công thức tính beta

Ngoài ra, tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:

R = (p1 – p0)/p0

Trong đó:

  • P1 là giá đóng cửa điều chỉnh của phiên đang xét.
  • P0 là giá đóng cửa điều chỉnh của phiên trước đó.

Đa số các trang web tài chính hoặc các công ty chứng khoán như MBS, HSC, CafeF, VND,... đều cung cấp cho người dùng sẵn các hệ số Beta mà các nhà đầu tư không cần tính toán. Lưu ý các hệ số giữa các trang web sẽ khác nhau vì họ sẽ sử dụng mốc thời gian tính toán khác nhau. Dựa vào hệ số đó, các nhà đầu tư có thể xem xét loại cổ phiếu mà mình quan tâm so với biến động của thị trường.

Qua những chia sẻ ở trên, Anfin đã cung cấp cho bạn một số thông tin về hệ số beta là gì và ý nghĩa của từng hệ số mang lại. Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán hiệu quả thì hãy cập nhật thường xuyên hệ số này để nhận biết được mức độ rủi ro của loại tài sản bạn đang đầu tư so với biến động của thị trường. Chúc bạn thành công trong việc tạo ra một chiến lược đầu tư phù hợp nhé!

Nguồn tham khảo: wikipedia.org

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..