<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Quy tắc 72 – Chìa khóa để tính thời gian tài sản tăng trưởng gấp đôi

Quy tắc 72 được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi, đơn giản. Tuy nhiên, ít nhiều người biết rằng quy tắc này bắt nguồn từ công thức tính lãi suất kép. Cùng tìm hiểu ngay thông tin thú vị qua bài viết bên dưới để tự mình tính toán nhanh các khoản đầu tư cùng thời gian sinh lợi. 

Quy tắc 72 là gì? 

Quy tắc 72 là quy tắc rút gọn của lãi suất kép, giúp bạn tính toán khoản thời gian khoản đầu tư sẽ tăng gấp đôi theo lãi suất nhất định hằng năm. Với độ chính xác tương đối khi tính toán lãi suất dao động từ 6%-10%, quy tắc này được sử dụng cho hầu hết các thông số có thể tăng trưởng như GDP, lạm phát, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản…

Công thức tính quy tắc 72 như sau:

n = 72 : r 

Trong đó: 

  • n là thời gian để khoản đầu tư nhân đôi 
  • r: lãi suất

Quy tắc 72 được nhiều người áp dụng để tính toán thời gian đầu tư cho sinh lợi gấp đôi

Quy tắc 72 được nhiều người áp dụng để tính toán thời gian đầu tư cho sinh lợi gấp đôi

Ví dụ về quy tắc 72:

Giả sử bạn có 300 triệu tiền nhàn rỗi, bạn muốn tìm hiểu các kênh đầu tư hiệu quả với từng mức đầu tư khác nhau, nhằm nhân đôi số tiền đầu tư ban đầu lên 600 triệu

  • Nếu gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất 6%/năm thì mất 72 : 6 = 12 năm.
  • Nếu đầu tư vào chứng chỉ quỹ, lãi suất 9%/năm thì mất 72:9 = 8 năm
  • Nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, lãi suất 12%/năm thì mất 72:12 = 6 năm. 

Với sự đơn giản khi tính toán, quy tắc 72 còn được dùng để ước lượng mức lãi suất cần thiết khi nhân đôi tài sản. Ví dụ, bạn muốn đầu tư sinh lãi trong vòng 5 năm thì cần tìm kênh đầu tư nào có lãi suất: 72:5 = 14.5%/năm. 

Bắt nguồn của quy tắc 72

Công thức 72 được nhiều người áp dụng để tính nhanh mức sinh lời các kênh đầu tư. Thực tế, công thức này giản lược từ rất nhiều bước tính toán phức tạp của lãi suất kép.

Công thức lãi suất kép được tính như sau:

A = P x (1 + r)^n

Trong đó:

  • A: số tiền tích lũy sau khoản thời gian nhất định
  • P: Khoản đầu tư gốc ban đầu
  • r: lãi suất mỗi kỳ
  • n: thời gian (chu kỳ)

Nếu số tiền tích lũy (A) tăng gấp đôi so với khoản đầu tư gốc ban đầu (P), ta sẽ có

2P = P x (1 + r)^n

Rút gọn cả 2  vế ta được: (1 + r)^n = 2

Lấy log cho cả hai vế, ta sẽ được:  n x ln(1+r) = ln(2) => n = ln(2)/ln(1+r)

Bắt nguồn của công thức tính quy tắc 72

Bắt nguồn của công thức tính quy tắc 72

Ví dụ

Giả sử lãi suất mỗi kỳ r = 8%, ta sẽ được: 

n = ln(2) / ln(1+r) = (0.69/r) x (0.08 / ln(1.08)=(0.69/r) x 1.0395 , từ đó suy ra rt=0.69 x 1.0395 = 0.72

Khi nhân cả hai vế với 100 theo tỷ lệ thập phần thì r x n = 72 hay n = 72 : r

Khi áp dụng công thwusc này ta sẽ có thời gian cần thiết để gấp đôi khoản đầu tư ban đầu với lãi suất 8%/năm là 9 năm. Chính xác hơn thì t = ln(2) / ln(1 + (8/100)) = 9.006 năm

Độ sai lệch ở cả hai cách tính gần như không đáng kể cho nên phần lớn mọi người vẫn sử dụng công thức rút gọn để tính toán. 

Áp dụng quy tắc 72 trong đầu tư

Vì tính đơn giản thiết thực, quy tắc này được áp dụng trong hầu hết các khoản có thể tăng trưởng khoản đầu tư với lãi suất cố định:

  • Các yếu tố tăng trưởng với tốc độ kép như các khoản vay, phí phát sinh, số liệu kinh tế, dân số. Ví dụ: GDP dao động khoảng 4%/năm thì mức này sẽ tăng gấp đôi sau 18 năm nữa. 
  • Tính toán tác động của phí vào lãi đầu tư. Ví dụ, quỹ đầu tư tính toán chi phí hàng năm dao động khoảng 3% thì sẽ mất 24 năm để mức này giảm xuống còn phân nửa. Hoặc ví dụ khác như sau: lãi suất khoản vay là 12%/năm thì nợ sẽ tăng gấp đôi sau 6 năm. 
  • Quy tắc 72 còn được sử dụng để đo lường khoảng thời gian cần thiết khi giá trị đồng tiền giảm còn một nửa trong trường hợp kinh tế lạm phát. Ví dụ, mức lạm phát là 6% thì trong vòng 12 năm, sức mua của đồng tiền sẽ giảm còn một nửa. 
  • Quy tắc này còn được áp dụng khi trong điều kiện tỷ suất sinh lợi được cộng hàng năm. Ví dụ: lãi suất mỗi quý là 4% thì cần 18 quý (khoảng 4.5 năm) để khoản tiền gốc tăng gấp đôi. 

Các khía cạnh áp dụng thực tế quy tắc 72

Các khía cạnh áp dụng thực tế quy tắc 72

Lưu ý khi áp dụng quy tắc 72 trong đầu tư

Quy tắc 72 khá đơn giản khi chỉ đề cập đến 1 yếu tố duy nhất là lãi suất mà không chú trọng đến các yếu tố khác như rủi ro, biến động thị trường, thay đổi lãi suất trong thời gian tính toán. 

Ngoài ra, quy tắc này khá đúng cho lãi suất trong biên độ 6%-8%. Các trường hợp lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn thì không chính xác nữa. Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là quy tắc 72 chỉ ứng dụng cho lãi kép chứ không phải lãi đơn. 

Do đó, trong các trường hợp tính toán phức tạp thì bạn cần công thức chuẩn để tính lãi suất kép với các kỳ hạn và lãi suất thay đổi liên tục. 

Lời kết

Qua những chi tiết trong bài viết, Anfin hy vọng bạn đã hiểu rõ về quy tắc 72, công thức tính và phạm vi áp dụng trong thực tế. Để có thêm nhiều thông tin lựa chọn kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, bạn hãy tải ngay ứng dụng tài chính Anfin. Rất nhiều kiến thức và tin tức bổ ích đang chờ đón bạn. 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..