Có nên đầu tư vào cổ phiếu phòng thủ khi suy thoái kinh tế?
Nhóm cổ phiếu phòng thủ được nhiều nhà đầu tư quan tâm giai đoạn cuối năm 2022 và năm 2023 khi nền kinh tế đang nhiều biến động. Cùng phân tích các doanh nghiệp tiêu biểu trong nhóm này và dự đoán tiềm năng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu của những doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ thiết yếu khó bị cắt giảm ngay cả khi thị trường có biến động.
Nhiều nhà đầu tư ưa chuộng nhóm cổ phiếu này vì mang lại cổ tức ổn định, rủi ro thấp và tăng trưởng trong dài hạn.
Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ
Cổ phiếu phòng thủ dựa trên Fear and Greed Index - tham lam và sợ hãi - tâm lý chung khi đầu tư, đặc biệt đúng trong giai đoạn cả thị trường biến động.
Khi nền kinh tế suy thoái, những cổ phiếu này vẫn mang lại lợi nhuận, thỏa mãn lòng tham của nhà đầu tư và cũng không đưa cổ đông vào thế sợ hãi vì rủi ro cao.
Đặc điểm nhận diện nhóm cổ phiếu phòng thủ:
- Tỷ lệ đòn bẩy thấp
- Dòng tiền mạnh
- Lịch sử chi trả cổ tức ổn định, đều đặn mỗi bằng. Cổ tức có thể bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.
- Chỉ số P/E (phản ánh giá thị trường với thu nhập của một cổ phiếu) thường thấp hơn các cổ phiếu khác.
- Chỉ số Beta (tương quan biến động giá và chỉ số chung) < 1
Nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến
Với những đặc điểm ở trên, bạn có thể tham khảo nhóm cổ phiếu phòng thủ dưới đây để cân nhắc và ra quyết định đầu tư.
Nhóm cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành tiêu dùng thiết yếu bao gồm: thực phẩm, đồ dùng phụ nữ, nước uống, gạo, nhu yếu phẩm,... Đây là những ,mặt hàng quan trọng, không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế.
Các cổ phiếu tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến là:
Nhóm cổ phiếu ngành y tế
Cổ phiếu phòng thủ thường sẽ tập trung vào các công ty dược phẩm lớn hoặc sản xuất phân phối thiết bị y tế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhóm cổ phiếu này lại càng có sự phát triển mạnh mẽ.
Các cổ phiếu điển hình:
- IMP - Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (HOSE)
- TRA - Công ty Cổ phần TRAPHACO (HOSE)
- DHG - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HOSE)
Nhóm cổ phiếu sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt
Cổ phiếu thuộc nhóm ngành này có tính ổn định cao vì nhu cầu sử dụng bất kể giai đoạn nào của nền kinh tế. Nhóm cổ phiếu này có thể biến động do nguồn cung đầu vào nhưng cũng sẽ được hưởng lợi bởi chính sách Nhà Nước nhằm đảm bảo nguồn cung cho quốc gia.
Một vài cổ phiếu nổi bật:
- NT2 - CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2
- TDM - CTCP Nước Thủ Dầu Một
- PPC - CTCP Nhiệt điện Phả Lại
- POW - Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam
Nhóm cổ phiếu đầu tư công
Nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi bởi những chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, thường tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng, thiết kế công trình, vật liệu xây dựng, ngân hàng, cảng biển, bất động sản,…
Cổ phiếu điển hình:
- LCG – Công ty cổ phần Licogi 16
- CTD - Công ty Cổ phần Xây dựng COTECCONS
- HBC - CTCP Xây dựng Hòa Bình
- VCG - CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Nhu cầu đầu tư công giúp nhóm cổ phiếu ngành này duy trì sự tăng trưởng
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm
Các cổ phiếu công ty bảo hiểm ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid.
Các mã cổ phiếu tiêu biểu:
Tình hình hoạt động các cổ phiếu phòng thủ tiêu biểu
Không phải bất kỳ cổ phiếu nào trong các nhóm kể trên đền là cổ phiếu phòng thủ. Chỉ có những cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, nợ vay thấp, lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và lịch sử kinh doanh tốt mới đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Trong giai đoạn nhiều sự biến động, các cổ phiếu này cũng có sự lung lay nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng đến từ biến động tỷ giá, nguồn cung tăng giá khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể bị giảm sút.
Đối với ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời thì sự tăng trưởng quá mức kéo theo cung vượt cầu cũng khiến giá trị doanh nghiệp bị giảm.
Bản thân các doanh nghiệp này cần có sự thay đổi, cải tổ cơ cấu và chiến lược kinh doanh để duy trì thế vững mạnh qua các giai đoạn của nền kinh tế.
Ở nhóm ngành cấp nước thì Biwase đã thể hiện sự tăng trưởng đều đặn trong năm năm gần nhất (2017-2021). Đối với TDM, lợi nhuận có giảm sút vào năm 2020 do biến động nguồn thu tài chính nhưng doanh nghiệp cũng tăng trưởng trở lại vào năm 2021.
Cổ phiếu BWE dự đoán tăng trưởng 2023
Nhóm cổ phiếu y tế với các đại diện như DHG, TRA hay DMC đều tăng trưởng hoặc giữ nguyên hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm năm gần nhất.
Cổ phiếu DHG
Nhóm ngành điện, nước và các sản phẩm thiết yếu được dự đoán có sự tăng trưởng trong thời gian tới. Ngay cả khi thị trường biến động mạnh trong năm 2022, thì nhóm cổ phiếu này vẫn “lội ngược dòng” với sự kết quả kinh doanh tốt.
Trong tháng 8/2022, nhu cầu điện trên toàn quốc tăng 14.7% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn so với mức 3.8% của 6 tháng đầu năm. Trong tình huống điều kiện thủy văn kém thuận lợi, kèm theo giá khí điều chỉnh tăng trong năm 2023 thì lượng điện huy động từ các nhà máy nhiệt điện khí có thể cao hơn năm 2022.
Theo báo cáo nhu cầu ngành nước của tỉnh Bình Dương, thì việc mở rộng các khu công nghiệp cũng là tiền đề để tăng trưởng cổ phiếu thuộc nhóm ngành này. Hai khu công nghiệp mới sắp đi vào hoạt động giai đoạn 2022-2025 bao gồm KCN VSIP III tại Tân Uyên và KCN Cây Trường tại Bàu Bàng.
Ngoài ra, nhu cầu nước dân dụng tại tỉnh này cũng cao nhờ dân số tái định cư tăng lên. Đặc biệt khi dự án Vành đai 3 kết nối TP HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương được khởi công vào năm 2023 và hoạt động vào năm 2026 thì sẽ tăng thêm lượng người dân ở tỉnh lân cận.
Mã BWE của Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương dự đoán sẽ tăng trưởng 12-17% giai đoạn 2023-2026. Mã TDM của Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một cũng có thể tăng 12-18% trong 5 năm tiếp theo.
Tiềm năng của nhóm cổ phiếu phòng thủ trong năm 2023
Các công ty bảo hiểm được kỳ vọng cải thiện lợi suất đầu tư khi trái phiếu chính phủ và lãi suất huy động có xu hướng tăng. Do đó, các doanh nghiệp có tiền mặt ròng hoặc có các khoản đầu tư ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất và có thể được hưởng lợi nhờ lợi nhuận tiền gửi tăng.
Đối với nhóm ngành hàng hóa cơ bản, đa phần các mặt hàng nguyên liệu cơ bản như sắt, thép, thực phẩm, phân bón đều đang đà tăng trưởng. Tuy nhiên, một vài sản phẩm sẽ có sự phân hóa.
Lãi suất trái phiếu chính phủ và các doanh nghiệp có trữ lượng tiền mặt lớn
Đầu tư công trong giai đoạn đầu năm 2022 chậm lại do giá nguyên vật liệu tăng cao. Giai đoạn tới khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công thì các doanh nghiệp trong nhóm ngành xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi.
Nhóm cổ phiếu ngành điện và hạ tầng năng lượng sẽ có sự phát triển trong thời gian tới do chính sách cân bằng của Nhà nước giữa kinh tế vĩ mô và môi trường. Các dự án lớn như Lô B - Ô Môn (trị giá 10 tỷ USD) hay điện khí LNG sẽ mở ra bối cảnh tươi sáng cho các doanh nghiệp trong ngành.
Lời kết
Với nhiều thông tin bổ ích trong bài viết, Anfin hy vọng bạn đã có bức tranh tổng quan về tiềm năng phát triển của nhóm cổ phiếu phòng thủ trong năm 2023. Tải ngay ứng dụng tài chính Anfin để đón đọc nhiều bài viết chất lượng cũng như cập nhật tình hình diễn biến thị trường nhanh nhất.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí