<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Cổ phiếu ngành công nghiệp - báo cáo tổng quan năm 2022 - 2023

Cổ phiếu ngành công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực, ghi nhận sự biến động trong năm 2022 do thâm dụng lao động và nguyên vật liệu đầu vào. Cùng theo dõi báo cáo tổng quan về ngành, các lĩnh vực trọng tâm và tiềm năng phát triển năm 2023.

Báo cáo thống kê toàn ngành công nghiệp

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình Kinh tế - Xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý tăng cao 13.67% so với cùng kỳ năm 2021, riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12.91%.

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh dần hồi phục sau dịch Covid. Trong mức tăng chung của toàn bộ nền kinh tế, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 41.79%.

hieu-suat-tang-truong-cac-nhom-nganh

Đây là nhóm ngành phục hồi nhanh, sau 9 tháng đầu năm đã tăng 9.63% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó:

  • Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 10.69%
  • Xây dựng tăng 8.55%
  • Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%
  • Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%
  • Ngành khai khoáng tăng 4,42%.

Chỉ số tiêu thụ và tồn kho toàn ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo lần lượt tăng 9.7% và 13.4% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất một số ngành trọng điểm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2021:

  • Sản xuất đồ uống tăng 31.9%
  • Sản xuất trang phục tăng 22.5%
  • Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20.4%
  • Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18.3%
  • Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17.3%
  • Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16.4%
  • Sản xuất thiết bị điện tăng 14.9%;

Ngành Thép

Sản lượng tiêu thụ ngành thép vẫn ở mức thấp trong quý 3/2022, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp giảm mạnh do giá bán thấp và biến động giá đầu vào 6 tháng đầu năm 2022.

Kể từ tháng 3/2022, nhu cầu tiêu thụ thép giảm sâu, tổng sản lượng trong 6 tháng đầu năm -7.3% YoY, đặc biệt giảm mạnh ở nhóm thép cuộn cán nóng/cán nguội. Nguyên nhân đến từ việc sụt giảm nhu cầu của tôn mạ (-7.9% YoY) và ống thép (-8.4% YoY). Thép xây dựng ghi nhận sự tăng trưởng dương (+6.1% YoY).

san-luong-thep-tieu-thu-2021-2022

Sản lượng thép tiêu thụ sáu tháng đầu năm 2022

Cả thị trường nội địa và xuất khẩu đều sụt giảm lần lượt -9.0% và -2.2% YoY đến từ hai lý do chính: thị trường bất động sản ảm đạm và tình hình chính trị phức tạp do chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng như chiến sự căng thẳng tại Nga và Ukraine.

Giá vốn trong quý 3 đang ở mức cao vì lượng hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm lớn. Thị trường hy vọng dần tăng trưởng lại vì giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh. Giá quặng sắt, than luyện cốc, thép phế thải giảm lần lượt -28%, -53%, -45% hỗ trợ phần nào chi phí sản xuất của ngành thép trong quý 4/2022.

Xem thêm: Trong thời gian gần đây, cổ phiếu ngành thép đã có dấu hiệu tăng lên với tốc độ mạnh mẽ sau thời gian trượt dài trên sàn thị trường đầu tư.

Ngành Ô tô

Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh với 34% YoY, dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong mùa cao điểm quý 4/2022. 

Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam, năm 2021 toàn ngành đạt 304,149 xe, tăng 3% YoY, hồi phục dần cho đến thời điểm hiện tại. 6 tháng đầu năm 2021, các đơn vị đã tiêu thụ 201.840 xe, tăng 34% so với cùng kỳ. Doanh số xe CKD đạt 116.066 xe, xe CBU đạt 85.774 xe, lần lượt tăng 37% và 30%. 

doanh-so-thi-truong-o-to

Doanh số thị trường Ô tô

Cổ phiếu nhóm ngành sản xuất ô tô dự đoán sẽ có sự tăng trưởng do doanh số ô tô dần cải thiện từ cuối quý 3. Vấn đề thiếu hụt linh kiện được giải quyết một phần do Trung Quốc mở cửa hoạt động sản xuất.

Trong quý 3/2022, nhà sản xuất xe Vinfast cũng chính thức công bố ngừng kinh doanh ô tô chạy xăng, tập trung toàn bộ nguồn lực vào ô tô điện, giảm bớt áp lực về giá đối với các doanh nghiệp ô tô còn lại.

Khu công nghiệp

Vốn FDI vào Việt Nam từ năm 2018 đến 2022 có sự tăng trưởng qua các năm. Riêng 4 tháng đầu năm 2022, vốn góp FDI đã đạt mức 10.8 tỷ USD, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động khu công nghiệp hoạt động.

dong-von-fdi-vao-viet-nam

Nguồn vốn FDI giai đoạn 2018-2022

Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam để mở rộng các dự án công nghiệp điện tử như Foxconn, Luxshare, Wistron,... với các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, linh kiện ô tô, hàng hóa,...

Các khu công nghiệp được bố trí gần trục giao thông, cảng biển, thuận lợi cho việc kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, trao đổi hàng hóa,...

Công nghiệp sẽ tập trung khu vực phía Nam, tại các tỉnh thành vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Bình Phước chiếm 31.2% diện tích khu công nghiệp đến năm 2025.

Lời kết

Với sự tăng trưởng một vài lĩnh vực trong nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp, tình hình cuối năm 2022 và 2023 cho thấy dấu hiệu khởi sắc, mặc dù vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn thử thách. Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích trên ứng dụng tài chính Anfin để cập nhật diễn biến thị trường nhanh nhất.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..