<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Chỉ báo OBV chỉ báo khối lượng cân bằng phản ánh điều gì?

Chỉ báo khối lượng cân bằng, hay còn gọi là chỉ báo OBV (On-Balance Volume) là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng giá cổ phiếu.

Qua bài viết sau, bạn sẽ có thể hiểu thêm về khái niệm, công thức tính và cách sử dụng chỉ báo khối lượng cân bằng để theo dõi diễn biến giá.


Chỉ báo OBV (On-Balance Volume) là gì?

Chỉ báo khối lượng cân bằng (chỉ báo OBV) là chỉ báo phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán theo thời gian. Chỉ báo này sử dụng sự tăng, giảm của khối lượng để dự đoán những thay đổi trong giá cổ phiếu.

Chỉ báo OBV này được phát triển bởi Joseph Granville (20/08/1923 – 07/09/2013), một thiên tài phân tích kỹ thuật nổi lên như một hiện tượng vào những năm 1960. Ông giới thiệu về chỉ báo OBV lần đầu tiên trong cuốn sách “Granville's New Key to Stock Market Profits” của mình vào năm 1963.

Granville tin rằng khối lượng là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường, từ đó ông thiết kế ra OBV để dự đoán thời điểm các động thái lớn trên thị trường sẽ xảy ra dựa trên sự thay đổi của khối lượng. Ông cho rằng, khi khối lượng tăng mạnh mà không có sự thay đổi đáng kể về giá của cổ phiếu, thì giá cuối cùng cũng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

chỉ báo khối lượng cân bằng là gì

Công thức tính chỉ báo kỹ thuật OBV

công thức chỉ báo khối lượng cân bằng

Trong đó:

  • OBV: Mức khối lượng cân bằng hiện tại
  • OBVprev: Mức khối lượng cân bằng trước đó
  • Volume: Khối lượng giao dịch của phiên giao dịch hiện tại
  • Close: Giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại
  • Closeprev: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó

Công thức tính chỉ báo OBV phụ thuộc vào biến động giá, và khối lượng giao dịch là biến số duy nhất cấu thành nên giá trị của OBV. Có ba quy tắc khi tính OBV:

  1. Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên trước đó, thì: OBV hiện tại = OBV trước đó + khối lượng hiện tại
  2. Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên trước đó, thì: OBV hiện tại = OBV trước đó - khối lượng hiện tại
  3. Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại bằng giá đóng cửa phiên trước đó, thì: OBV hiện tại = OBV trước đó

Nhập mã ưu đãi Anfin: ANFINHELLO để nhận ngay cổ phiếu miễn phí. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/anfin-hello


Ví dụ về cách tính chỉ báo khối lượng cân bằng

 

Giá đóng cửa (đồng)

Khối lượng giao dịch (cổ phiếu)

Chỉ báo OBV

Ngày 1

200.000

25.200

0

Ngày 2

203.000

30.000

0 + 30.000 = 30.000

Ngày 3

204.000

25.600

30.000 + 25.600 = 55.600

Ngày 4

202.000

32.000

55.600 - 32.000 = 23.600

Ngày 5

201.000

23.000

23.600 - 23.000 = 600

Ngày 6

203.000

40.000

600 + 40.000 = 40.600

Ngày 7

205.000

36.000

40.600 + 36.000 = 76.600

Ngày 8

205.000

20.500

76.600

Ngày 9

206.000

23.000

76.600 + 23.000 = 99.600

Ngày 10

204.500

27.500

99.600 - 27.500 = 72.100

Có thể thấy, ngày 2, 3, 6, 7 và 9 là những ngày tăng giá, do đó, khối lượng giao dịch của những ngày này được cộng vào chỉ báo OBV. Các ngày 4, 5 và 10 là những ngày giá giảm, vì vậy khối lượng giao dịch này được trừ ra. Vào ngày thứ tám, OBV giữ nguyên vì giá đóng cửa không thay đổi.

ví dụ về cách tính chỉ báo obv

Cách theo dõi chỉ báo OBV để xác định xu hướng giá

Đây là loại chỉ báo kỹ thuật OBV đo lường khối lượng giao dịch và có tính lũy kế. Khi khối lượng những phiên giá tăng cao hơn những phiên giá giảm, giá trị OBV sẽ tăng và ngược lại.

  • Khi OBV tăng (đường OBV có xu hướng đi lên), nó cho thấy lực mua đang cao hơn lực bán, giá sẽ được đẩy lên cao hơn.
  • Khi OBV giảm thì lực bán đang cao hơn lực mua, giá có thể sẽ giảm xuống thấp hơn.

Với nguyên lý đó, OBV hoạt động giống như một công cụ xác nhận xu hướng. Nếu giá và OBV đang tăng, điều đó giúp chỉ ra sự tiếp tục của xu hướng.

on balance volume

Dùng chỉ báo kỹ thuật OBV để xác định phân kỳ

Các nhà giao dịch cũng sử dụng OBV để theo dõi sự phân kỳ. Sự phân kỳ xảy ra khi chỉ báo OBV và giá đi theo các hướng khác nhau.

  • Phân kỳ khi OBV tăng lên mức cao mới, lực mua đang chiếm ưu thế, mà giá lại giảm, điều này chứng tỏ đà giảm của xu hướng đang yếu dần đi, dự đoán giá sẽ đảo chiều và tăng cao hơn.
  • Phân kỳ khi giá tăng trong khi OBV bằng hoặc giảm thấp hơn mức trước đó, chứng tỏ đà tăng đang yếu dần và khả năng cao giá sẽ đảo chiều giảm.

Xem thêm: Các mẫu nến đảo chiều mạnh sẽ cho nhà đầu tư thấy sự biến động về giá trên thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định phù hợp với chiến lược đầu tư.

Tóm lại...

Chỉ báo OBV là chỉ báo để theo dõi xu hướng giá giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không có chỉ báo nào chính xác tuyệt đối, đặc biệt là khi bạn sử dụng chỉ báo riêng lẻ.

Vì vậy, nhà giao dịch nên cân nhắc sử dụng chỉ báo khối lượng cân bằng cùng với các chỉ báo khác để xác định các tín hiệu giao dịch hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán khác.

Để có trải nghiệm đầu tư cổ phiếu dễ dàng và thuận tiện nhất, tải ngay app Anfin - Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.

Nhập mã ưu đãi Anfin: ANFINHELLO để nhận ngay cổ phiếu miễn phí. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/anfin-hello

Nguồn tham khảo: investopedia.com

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..