5 cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư đơn giản mà bạn nên biết
Việc lựa chọn những cổ phiếu tốt, tiềm năng tăng trưởng dài hạn là điều vô cùng cần thiết khi đầu tư chứng khoán. Thay vì lựa chọn một cách thủ công, phân tích và tính toán khá mất thời gian thì bạn nên lựa chọn cho bản thân loại cổ phiếu phù hợp nhu cầu. Anfin sẽ hướng dẫn bạn 5 cách lọc cổ phiếu tốt đề đầu tư đơn giản nhất tại bài viết này.
Lọc cổ phiếu là gì?
Lọc cổ phiếu là một cách thức đầu tư được lựa chọn để lọc cổ phiếu tốt nhất trong quá trình đầu tư. Thường sẽ thông qua công cụ lọc thủ công và phương pháp lọc để tìm ra những cổ phiếu tiềm năng và đáp ứng các tiêu chí mà nhà đầu tư đặt ra để đảm bảo được mục tiêu sinh lời được hiệu quả.
Lọc cổ phiếu sẽ thông qua nhiều mã cổ phiếu khác nhau trên thị trường để chọn được mã cổ phiếu phù hợp với mong muốn nhà đầu tư nhất. Việc lọc cổ phiếu trong quá trình đầu tư được xem là bước quan trọng để thể hiện được mức độ hiệu quả trong đầu tư và khả năng nhận định, mức độ chuyên nghiệp.
6 tiêu chí lọc cổ phiếu tốt để đầu tư
Trước khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu bất kỳ, nhà đầu tư cần tìm hiểu và phân tích các thông tin khác nhau như thông tin doanh nghiệp, báo cáo tài chính, các chỉ số chứng khoán,...
Dựa vào 6 tiêu chí lọc cổ phiếu sau đây để lựa chọn được cổ phiếu chất lượng:
Tiêu chí 1: (Tổng nợ vay/ Tài sản ngắn hạn) <1.1
Ưu tiên trước khi lọc cổ phiếu chính là kiểm tra tổng nợ vay của doanh nghiệp so với tài sản ngắn hạn hiện đang sở hữu. Nếu khoản nợ thấp cho thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp và hạn chế được những rủi ro khi thị trường biến động.
Tiêu chí 2: Chỉ số thanh toán hiện hành > 1.5
Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư sẽ thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian dưới 1 năm của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư sẽ phân tích khả năng ứng phó với những biến động tài chính tương lai.
Nếu chỉ số càng cao thì cho thấy doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thanh toán và ngược lại nếu chỉ số thấp thì doanh nghiệp không có khả năng chi trả các khoản vay.
Tiêu chí 3: Chỉ số tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất
Một doanh nghiệp khi phát hành ra có chỉ số EPS tăng trưởng dương (+) trong khoảng thời gian 5 năm gần nhất sẽ cho bạn thấy sự tiềm năng của cổ phiếu thuộc doanh nghiệp đó. Tất nhiên, chỉ số này có thể là một phần đóng góp vào quyết định đầu tư lâu dài của bạn đấy!
Tiêu chí 4: P/E < 9
Từ chỉ số P/E, nhà đầu tư sẽ biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Trường hợp chỉ số P/E thấp hơn 9 tức là mức thu nhập ròng của giá cổ phiếu đang hoặc sẽ tăng cao và tính thanh khoản ổn định, tốt. Nhưng bạn nên cân nhắc vì chỉ số P/E này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không nên dựa vào mà đưa ra quyết định đầu tư chắc chắn.
Tiêu chí 5: P/B < 1.2
Ngoài chỉ số P/E bị ảnh hưởng do các tác động của thị trường, nhà đầu tư phải thay thế chúng bằng chỉ số P/B này. Từ chỉ số đó, nhà đầu tư có thể so sánh được giá trị hiện tại so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Tiêu chí 6: Cổ tức đều đặn
Đối với một doanh nghiệp có khả năng chi trả cổ tức cho nhà đầu tư đúng hạn, cổ phiếu của doanh nghiệp đó được xem là có khả năng tăng trưởng trong thời gian dài. Khi bạn chọn được doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn sẽ giúp bạn có một nguồn lợi nhuận ổn định trong lúc chờ giá cổ phiếu tăng lên nữa trong tương lại.
5 cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư đơn giản
3.1 Cách lọc cổ phiếu theo ngành
Lọc cổ phiếu tốt theo ngành sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm nhiều thời gian thay vì phải phân tích và xem xét thị trường. Điều hiển nhiên sẽ rất tốt nếu bạn hiểu rõ về ngành, lĩnh vực nào đó thì đầu tư chắc chắn sẽ có lợi hơn.
Cách lọc như sau:
- Lựa chọn ưu tiên nhóm ngành/ lĩnh vực đang phát triển, đạt hiệu quả kinh doanh tốt và tiềm năng.
- Phân tích và so sánh các chỉ số ngành/ lĩnh vực trên bảng giá cổ phiếu của sàn chứng khoán.
- Dựa vào mục tiêu, tiêu chí cá nhân cũng như chiến lược đầu tư dài hạn mà bạn tiến hành lọc.
3.2 Cách lọc cổ phiếu theo giá trị
Theo những giá trị khác nhau của cổ phiếu, nhà đầu tư có thể lựa được những sản phẩm chứng khoán tốt và chất lượng nhất. Dựa vào tiêu chí này, các cổ phiếu khi lọc ra sẽ có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng sẽ mất thời gian. Vì thế , tiêu chí này chỉ hợp cho việc đầu tư dài hạn. Một số chỉ số lọc cổ phiếu khác mà bạn có thể tham khảo như chỉ số P/E thấp, P/B thấp và tỷ suất lợi tức cao.
3.3 Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng
Khi cổ phiếu tăng trưởng tức là những sản phẩm từ doanh nghiệp đó được kỳ vọng có khả năng tăng với tốc độ cao so với mức trung bình của thị trường. Thông thường, cổ phiếu tăng trưởng sẽ không được chia cổ tức. Bởi vì phần lợi nhuận sẽ được đem đi đầu tư nhằm phát triển doanh nghiệp.
3.4 Cách lọc cổ phiếu theo giá
Dựa vào các tiêu chí đầu tư như mức giá gần đây, giá thấp nhất trong 52 tuần, giá tối đa trong 52 tuần, khối lượng trung bình 10 ngày, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch, giá thấp nhất, giá cao nhất lịch sử,... Tiếp đến là xác định nguồn vốn mà nhà đầu tư có. Cuối cùng là sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và dự đoán xu hướng của cổ phiếu trong thời gian sắp tới.
3.5 Cách lọc cổ phiếu theo chỉ số định giá
Các chỉ số định giá sẽ phù hợp cho đối tượng muốn lọc lượng cổ phiếu ít từ 10 loại trở xuống. Lưu ý, bạn nên sử dụng cổ phiếu cùng ngành để đạt được hiệu quả tối ưu hơn. Các chỉ số bao gồm: P/E cơ bản, P/E pha loãng. hệ số giá cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp,...
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý những tác động của thị trường và những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo thời gian. Cập nhật những thông tin tài chính từ Anfin để xây dựng nên một chiến lược đầu tư tối ưu lợi nhuận nhất nhé!
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí