<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Các khoản phí và thuế giao dịch chứng khoán bạn cần biết

Khi đầu tư, bạn cần biết rõ các loại phí và thuế giao dịch chứng khoán để kiểm soát số dư và lượng chứng khoán trong tài khoản. Cùng Anfin tìm hiểu thông tin chi tiết về các khoản phí thuế này qua bài viết bên dưới. 

Các loại thuế giao dịch chứng khoán

Hiện tại, có hai loại thuế phổ biến khi nhà đầu tư giao dịch chứng khoán

Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu

Khi thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu cho một bên khác, nhà đầu tư phải chịu thuế thu nhập, có giá trị bằng 0.1% giá bán cổ phiếu đó. Theo quy định, thuế thu nhập sẽ tính cho người bán chứ không tính cho người mua. 

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn bán 1.000 cổ phiếu MWG (CTCP đầu tư Thế giới di động) với giá 100.000đ/ cổ phiếu thì tổng giá trị chuyển nhượng là 100 triệu đồng. Thuế thu nhập tính cho người bán là 100 triệu đồng x 0.1% = 100.000 đồng. 

Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu

Thuế thu nhập khi nhận cổ tức tiền mặt

Cổ tức tiền mặt là phần cổ đông nhận được từ doanh nghiệp theo thỏa thuận trong Đại hội cổ đông thường niên. Doanh nghiệp sẽ chia toàn bộ hoặc một phần lãi từ hoạt động kinh doanh. Đây là phần thu nhập của cổ đông nên sẽ tính thuế, với mức 5% trên giá trị cổ tức tiền mặt. 

Ví dụ: NTC (CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên) chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tương đương 5.000đ/ cổ phiếu. Nếu là cổ đông sở hữu 2.000 cổ phiếu NTC, tổng giá trị cổ tức nhận được là 2.000 x 5.000 = 10 triệu đồng. Thuế thu nhập tính cho nhà đầu tư là 10 triệu đồng x 5% = 500.000 đồng.

Thuế thu nhập khi nhận cổ tức tiền mặt

Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác

Ngoài các khoản thuế được nêu ở trên thì nhà đầu tư còn chi trả cho các khoản phí khác, cụ thể như sau.

Phí giao dịch khi mua – bán cổ phiếu

Phí giao dịch là khoản phí nhà đầu tư phải trả khi mua bán cổ phiếu thành công. Công ty chứng khoán sẽ thu phí này dựa trên tỷ lệ phần trăm giao dịch trong ngày. 

Theo quy định, nhà đầu tư cần trả phí cho cả hai chiều giao dịch mua và bán. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thuế phí khi giao dịch chứng khoán.

Các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán tại các công ty

Các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán tại các công ty

Phí lưu ký chứng khoán

Phí lưu ký chứng khoán là khoản phí trả cho công ty chứng khoán cho việc đảm bảo lưu giữ và ký gửi cổ phiếu. Tại Việt Nam, Trung tâm lưu ký chứng khoán là đơn vị chịu trách nhiệm cho các hoạt động lưu ký của nhà đầu tư. 

Phí lưu ký hiện tại là 0.27 đồng/ cổ phiếu/ tháng. Ngoài ra, Trung tâm cũng quy định các mức phí cho các sản phẩm tài chính khác nhau như trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc các công cụ nợ. 

Ví dụ: bạn sở hữu 1.000 cổ phiếu MWG trong tháng 7/2022 thì phí lưu ký phải trả cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán là 0.27 x 1.000 cổ phiếu = 270 đồng. 

Phí lưu ký chứng khoán 

Các loại phí khác

Ngoài các khoản phí thuế giao dịch chứng khoán chính ở trên, bạn cần biết thêm các khoản phí khác liên quan đến hoạt động giao dịch. 

Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn muốn bán cổ phiếu hoặc trái phiếu đang sở hữu cho một người khác thì sẽ trả phí chuyển tiền sở hữu để thực hiện việc chuyển tiền. 

Phí tư vấn: Khoản phí này bạn sẽ trả cho công ty chứng khoán, để được tư vấn về giao dịch mua bán và diễn biến thị trường. Phí này sẽ do mỗi công ty tự quy định. 

Phí nạp tiền: Phí này dựa trên số tiền bạn nạp vào tài khoản để thực hiện giao dịch mua cổ phiếu - trái phiếu trên sàn. 

Các loại thuế phí chứng khoán bạn cần biết

Phí rút tiền: Nếu bạn không muốn thực hiện giao dịch và có nhu cầu rút tiền về tài khoản thì sẽ bị tính phí cho việc rút tiền. 

Phí chuyển khoản chứng khoán: Nếu bạn muốn thực hiện việc chuyển khoản trái phiếu hoặc cổ phiếu cho một tài khoản khác thì sẽ chịu phí chuyển khoản tương ứng. 

Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Phí này sẽ tính khi bạn làm mất sổ xác nhận sở hữu cổ phiếu tại một công ty chứng khoán. 

các loại phí giao dịch

Phí phong tỏa chứng khoán: Khi bạn nghi ngờ tài khoản đang có vấn đề, bạn có thể ngừng giao dịch và yêu cầu phong tỏa tài khoản. Công ty chứng khoán sẽ thu một khoản phí cho yêu cầu này. 

Phí mở tài khoản chứng khoán: được tính khi bạn muốn mở tài khoản tại một công ty chứng khoán. 

Phí xác nhận số dư tài khoản: được tính khi bạn muốn kiểm tra số dư chứng khoán trong tài khoản. 

Phí và thuế khi giao dịch chứng khoán

Lời kết

Trên đây là các loại phí và thuế khi giao dịch chứng khoán. Hiểu rõ các khoản chi này giúp bạn kiểm soát giao dịch và số dư tài khoản minh bạch, rõ ràng. Nếu bạn là nhà đầu tư mới, bạn cần sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc tham gia cộng đồng đầu tư bền vững để cập nhật kiến thức, kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm. 

Anfin là ứng dụng tài chính thông minh, giúp bạn đầu tư cổ phiếu, chứng quyền và các sản phẩm phái sinh an toàn, hiệu quả. Tải ngay ứng dụng Anfin và bắt đầu hành trình tự do tài chính nhé.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..