<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Hedging là gì? Ứng dụng Hedging trong đầu tư chứng khoán

Hedging là phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng để giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động. Cùng Anfin hiểu sâu hơn về hedging là gì và cách áp dụng phương pháp này trong nhiều thị trường khác nhau. 

Hedging là gì?

Hedging là các phương án bảo vệ danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro thấp nhất khi thị trường có diễn biến xấu, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng. 

Trong giao dịch tài chính, khi lựa chọn hedging, bạn sẽ mở vị thế đảo nghịch với với vị thế hiện tại. Nếu thị trường diễn biến ngược với những gì kỳ vọng, bạn vẫn có hedging để tạo ra lợi nhuận, cân bằng rủi ro thất thoát của vị thế cũ. 

Tùy vào chiến lược đầu tư, bạn sẽ lựa chọn thời điểm và mức độ phòng ngừa rủi ro khi sử dụng hedging. 

Hedging là gì?

Cách thức giao dịch Hedging

Hedging được sử dụng nhiều trong các giao dịch tài chính, cụ thể ở ba lĩnh vực là chứng khoán, hàng hóa phái sinh và ngoại hối. 

Thị trường chứng khoán: 

Hedging trong giao dịch chứng khoán phổ biến nhất là ở hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra còn có hợp đồng tương lai. 

Ví dụ:

Nhà đầu tư sở hữu 2.000 cổ phiếu A với mức giá 60.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư này sử dụng hedging cho hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro vì dự đoán thị trường sẽ biến động trong thời gian sắp tới, khiến giá cổ phiếu sụt giảm. 

Nhà đầu tư mua 1 quyền chọn bán 2.000 cổ phiếu A với mức giá 55.000đ/ cổ phiếu, phí 3.000đ/cổ phiếu. Khi đáo hạn, sẽ có hai tình huống xảy ra:

  • Giá cổ phiếu A giảm như dự đoán, chỉ còn 40.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư này thực hiện quyền chọn bán 2.000 cổ phiếu. Như vậy, anh chỉ lỗ 60.000 - 52.000 = 8.000đ/cổ phiếu thay vì lỗ 60.000 - 40.000 = 20.000đ/cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư đã giảm rủi ro thua lỗ từ 20.000đ xuống còn 8.000đ. 
  • Trường hợp giá cổ phiếu A không giảm mà tăng lên mức 65.000đ/ cổ phiếu. Anh A không lựa chọn hedging thông qua hợp đồng quyền chọn mà quyết định bán cổ phiếu chốt lời theo cách thông thường.

Trên đây là một ví dụ minh họa cơ bản về hedging trong giao dịch chứng khoán. Trong thực tế, nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm sẽ có nhiều cách để áp dụng hedging phức tạp hơn, mang lại lợi nhuận tối ưu. 

Cách thức giao dịch hedging trogn thị trường chứng khoán

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là nơi giao dịch các sản phẩm về nông sản, kim loại, khoáng sản, năng lượng,... Đây là những mặt hàng thường xuyên gặp rủi ro về thiên tai, thời tiết, cùng các chính sách điều tiết của Nhà nước khiến giá hàng hóa luôn biến động, thay đổi. Do vậy, áp dụng Hedging trong thị trường này rất phổ biến, chủ yếu sử dụng hợp tương ai. 

Ví dụ: Công ty có kế hoạch nhập 1.000 tấn cao su thô cho xưởng sản xuất. Tuy nhiên, dự báo trong vòng 6 tháng tới, cây cao su không cho ra nhiều nhựa, giảm năng suất nên giá cao su thô trên thế giới sẽ tăng cao. 

Công ty quyết định thực hiện hedging bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai cho số lượng cao su thô nhập khẩu này với mức giá A. 

Đến ngày đáo hạn, công ty bắt buộc nhập 1.000 tấn cao su thô như cam kết với giá A. Có các trường hợp xảy ra:cao hơn 

  • Giá và phí nhập cao su qua hợp đồng tương lai bằng hoặc cao hơn hẳn so với giá giao ngay, tức là thị trường không tăng giá như dự kiến, công ty tốn kém nhiều chi phí cho lô hàng này.
  • Trường hợp giá và phí của hợp đồng tương lai thấp hơn giá cao su giao ngay, thì cách thức hedging của công ty thành công. 

Hiểu hedging là gì để ứng dụng trong thị trường hàng hóa

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi giao dịch các cặp tỷ giá tiền tệ. Hedging thường chỉ được các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tài chính áp dụng vì mức độ phức tạp và rủi ro cao. Nhà đầu tư cá nhân không nên lựa chọn nếu không có nhiều kinh nghiệm thực tế. 

Có ba cách thực hiện Hedging trong thị trường này như sau:

  • Hedging trực tiếp: bạn thực hiện BUY và SELL cho cùng 1 cặp ngoại tệ trong khoảng thời gian cụ thể với khối lượng giao dịch khác nhau. 
  • Hedging nhiều loại tiền tệ cùng lúc để phòng vệ cho cặp tiền tệ mà bạn hướng đến. 
  • Hedging thông qua hợp đồng quyền chọn, với các vị thế đối ứng: lệnh BUY thì bán quyền chọn mua và lệnh SELL thì bán quyền chọn bán hoặc ngược lại. 

Sử dụng hedging trong thị trường ngoại hối

Lưu ý khi sử dụng Hedging

Hedging là phương thức hiệu quả để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, bạn phải thực sự hiểu về nó cũng như có nhiều kiến thức thì mới vận dụng được. Bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Gia tăng khoản phí. Việc thực hiện đồng thời hai lệnh cùng lúc đồng nghĩa bạn phải chịu các khoản phí liên quan nhiều hơn. 
  • Ưu tiên phòng vệ hedging bằng mở vị thế ít biến động. Nếu làm ngược lại thì tự bản thân bạn đưa vào thế khó khi phải cùng lúc chịu sự biến động nhiều hơn. 
  • Thị trường luôn khó dự đoán vì biến động thường xuyên, nên hedging không phải là kênh dự phòng rủi ro chắc chắn nhất. 
  • Ngoài ra, không phải sàn giao dịch nào cũng chấp nhận Hedging. Tại thị trường Việt Nam, mới chỉ có hợp đồng tương lai dành cho chỉ số VN30 và trái phiếu chính phủ. Do đó bạn cần kiểm tra thông tin kỹ lưỡng trước khi quyết định. 

Lời kết

Qua những thông tin trong bài viết, Anfin hy vọng bạn hiểu thêm về hedging là gì và cách ứng dụng phương thức này hiệu quả trong giao dịch chứng khoán, thị trường hàng hóa và ngoại hối. Để hạn chế rủi ro khi đầu tư, bạn có thể tải ngay ứng dụng Anfin và bắt đầu với số vốn nhỏ cho hạng mục cổ phiếu hoặc chứng quyền từ các doanh nghiệp. Anfin đồng hành cùng bạn để nâng cao kiến thức, kỹ năng đầu tư bền vững. 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..