Định giá trái phiếu bằng 3 cách đơn giản nhất
Định giá trái phiếu là cách thức xác định giá trị thực của trái phiếu trong hiện tại và tương lai. Bài viết cung cấp kiến thức giúp bạn hiểu rõ định giá trái phiếu là gì và cách xác định lãi suất chiết khấu để tính toán đơn giản nhất.
Định giá trái phiếu là gì?
Định giá trái phiếu là cách xác định giá trị hiện tại của một trái phiếu nào đó. Đây là giá trị thực của dòng tiền kỳ vọng nhận về trong tương lai.
Công thức tính định giá sẽ sử dụng lãi suất chiết khấu dòng tiền. Đây là lãi suất bằng tổng các lãi suất trái phiếu nhà nước cùng kỳ hạn với phần bù rủi ro. Do đó, khi giá trái phiếu thay đổi thì lãi suất chiết khấu cũng thay đổi tỉ lệ nghịch. Lãi suất giảm thì giá trị trái phiếu tăng và ngược lại.
Các bước định giá trái phiếu
Quá trình tính thị giá trái phiếu được thực hiện qua 3 bước sau:
Bước 1: Xác định dòng tiền tương lai
Dựa vào các thông số: lãi suất danh nghĩa, kỳ hạn trái phiếu, thời điểm trả lãi, bạn có thể tính được dòng tiền tương lai phát sinh từ trái phiếu nắm giữ. Lãi nhận được thường phát sinh định kỳ theo kỳ trả lãi, còn tiền gốc sẽ nhận vào ngày đáo hạn. Việc này tùy vào quy định của đơn vị phát hành trái phiếu.
Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu phù hợp
Lãi suất chiết khấu dựa vào mức lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Bạn có thể tham khảo lãi suất thị trường của trái phiếu Nhà nước hoặc các sản phẩm trái phiếu tương đương về lãi suất, kỳ hạn nhận lãi, kỳ đáo hạn,...
Bước 3: Chiết khấu các dòng tiền tương lai để tìm ra giá trị thực của trái phiếu
Sau khi có thông tin về dòng tiền tương lai và lãi suất chiết khấu, bạn có thể tính ra giá trị thực của trái phiếu dựa vào công thức tính giá trị hiện tại của trái phiếu:
PV = ΣCF/(1+r)n
Trong đó:
- PV - Present Value: giá trị hiện tại của dòng tiền được chiết khấu.
- CF - Cashflow: Dòng tiền tương lai phát sinh từ trái phiếu.
- r - rate: lãi suất chiết khấu.
- n: Số kỳ tính từ thời điểm hiện tại đến khi đáo hạn của trái phiếu.
3 cách tính giá trái phiếu hiệu quả
Bên cạnh cách định giá trái phiếu cơ bản ở trên, nhà đầu tư có thêm 3 cách giúp xác định lãi suất chiết khấu để tính được giá trị thực của trái phiếu.
Định giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu tương đương
Lãi suất trái phiếu tương đương hay Bond Equivalent Yield là cách đối chiếu khoản thu nhập không thường niên từ trái phiếu với khoản thu nhập thường niên. Với cách định giá này, lãi suất trái phiếu tương đương chuyển lãi suất chiết khấu theo định kỳ tháng, quý năm thành lợi tức hàng năm.
Công thức định giá trái phiếu
Lãi suất trái phiếu tương đương = (mệnh giá trái phiếu – giá mua)/ (giá mua) x 365/ (ngày đáo hạn)
Để biết được ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu tương đương đến việc định giá trị thực của trái phiếu, bạn hãy xem qua một ví dụ sau:
Bạn mua trái phiếu có mệnh giá 100.000đ với giá 90.000đ, với thời hạn 6 tháng, lợi nhuận 100.000 - 90.000 = 10.000. Lợi nhuận đầu tư là 10.000/ 90.000 = 11%.
Áp dụng theo công thức trên ta sẽ có:
(100.000 - 90.000) / 90.000 x 365/ 182.5 = 22%.
Định giá trái phiếu dựa vào lãi suất phần trăm hàng năm
Để định giá trái phiếu, bạn cũng có thể dựa vào lãi suất phần trăm hàng năm - Annual Percentage Rate - APR. Đây là lãi suất mà đơn vị phát hành phải trả cho nhà đầu tư hàng kỳ. APR đo bằng tỷ lệ phần trăm khoản đầu tư hoặc chi phí vốn đầu tư thực tế trong thời hạn vay.
Bạn lưu ý lãi suất phần trăm hàng năm tính luôn cả các khoản phí bổ sung liên quan đến thực hiện giao dịch.
Công thức tính giá trái phiếu bằng lãi suất phần trăm hàng năm như sau:
APR = ((((Phí + Lãi)/ Tiền gốc)/ n) x 365) x 10
Trong đó n là tổng số kỳ áp dụng tỷ lệ định kỳ trong một năm.
Có ba chỉ số APR, cụ thể như sau:
- APR cố định: là lãi suất phần trăm hàng không thay đổi trong suốt thời hạn vay.
- APR thả nổi: lãi suất phần trăm thay đổi theo ngày. Đối với APR thả nổi, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi định giá trái phiếu vì thị trường luôn biến động.
- APR theo từng cấp: Khi mức nợ vay của nhà đầu tư giảm xuống, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào khoản nợ của bạn đang có.
Định giá trái phiếu bằng lãi suất thực hưởng
Lãi suất thực hưởng - Effective Annual Rate (EAR) là lãi suất nhà đầu tư thực nhận khi gửi tiết kiệm hoặc thực trả khi vay nợ. Lãi suất này tính gộp trong khoảng thời gian cụ thể.
Công thức tính lãi suất thực hưởng dưới 1 năm như sau:
Lãi suất thực hưởng theo năm= (((1 x (lãi suất danh nghĩa tính theo năm/ số kỳ tính lãi trong năm)) ^ số kỳ tính lãi trong năm) – 1
Thông thường lãi suất sẽ được tính định kỳ theo năm. Một vài tổ chức phát hành có thể tính lãi suất danh nghĩa theo chu kỳ ngắn hơn là quý, tháng để thu hút nhà đầu tư. Lúc này, chính sách trả lãi được chia nhiều lần trong năm và tính theo cách lãi nhập vốn.
Lời kết
Bài viết trên đã cho bạn thông tin chi tiết để định giá trái phiếu theo cách cơ bản và ba cách xác định lãi suất chiết khấu hiệu quả. Đây là những kiến thức nền tảng để đầu tư bạn cần biết. Hãy tải ngay app Anfin để gia nhập cộng đồng đầu tư bền vững. Tại đây, bạn sẽ cập nhật nhiều kiến thức quý giá và trở thành nhà đầu tư thông minh với các sản phẩm tài chính ưu việt.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí