Có nên đầu tư vào các mã cổ phiếu khu công nghiệp 2023?
Với nhiều chính sách quan trọng liên quan đến quy hoạch và phát triển bất động sản cho các khu công nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, dự đoán các mã cổ phiếu khu công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ. Cùng phân tích các mã chứng khoán nổi bật thuộc nhóm ngành này.
Danh sách cổ phiếu khu công nghiệp trên sàn chứng khoán
Các mã cổ phiếu khu công nghiệp sàn HOSE
STT |
Tên công ty |
Mã cổ phiếu |
1 |
Công ty CP Phát triển Đô Thị Từ Liêm |
|
2 |
Tổng công ty Viglacera |
|
3 |
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc |
|
4 |
CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo |
|
5 |
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình |
TIX |
6 |
Công ty CP Long Hậu |
|
7 |
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp |
|
8 |
Công ty CP Sonadezi Long Thành |
SZL |
9 |
Công ty CP Phát triển Đô Thị Công nghiệp số 2 |
|
10 |
CTCP Sonadezi Châu Đức |
|
11 |
CTCP Đầu Tư và Phát triển Đô Thị Dầu khí Cửu Long |
|
12 |
CTCP Đầu tư bất động sản thế kỷ |
|
13 |
CTCP DRH Holdings |
|
14 |
CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền |
|
15 |
CTCP KOSY |
Các mã cổ phiếu khu công nghiệp sàn HNX
STT |
Tên công ty |
Mã cổ phiếu |
1 |
CTCP Xây dựng Số 3 |
|
2 |
CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc |
IDV |
3 |
Tổng Công ty IDICO |
|
4 |
Công ty Cổ phần Louis Land |
Các mã cổ phiếu khu công nghiệp sàn UPCOM
STT |
Tên công ty |
Mã cổ phiếu |
1 |
CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước |
HPI |
2 |
CTCP KCN Nam Tân Uyên |
|
3 |
Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp |
SNZ |
Tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam
Để đánh giá tiềm năng phát triển các mã cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, bạn cần tìm hiểu sâu hơn về chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến quy hoạch và phát triển khu công nghiệp và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam
Dòng vốn FDI được rót vào Việt Nam với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng kho bãi, cơ sở kinh doanh,... Vốn FDI tăng dần qua các năm từ 2018 đến 2022. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn này đã đạt 10.8 tỷ USD. Chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản khu công nghiệp sẽ hưởng lợi đầu tiên từ dòng vốn này.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam 2018-2022
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và kho bãi
Chuỗi cung ứng toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ, tập trung vào những quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí cạnh tranh và chính sách Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tập trung phát triển dự án công nghệ cao, công nghiệp tại thị trường Việt Nam như Foxconn, Pegatron, Luxshare, Wistron. Các lĩnh vực có sự chuyển dịch đáng chú ý là dệt may, phụ tùng, lắp ráp, linh kiện ô tô, hàng hóa thiết yếu,... kéo theo nhu cầu xây dựng kho bãi, thúc đẩy ngành công nghiệp bất động sản và xây dựng khu công nghiệp phát triển.
Quỹ đất khu công nghiệp
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty hoạt động trong lĩnh vực khu công nghiệp phát triển. Yếu tố để đánh giá công ty vững mạnh sẽ dựa vào khả năng phát triển, vận hành dự án và quỹ đất trong dài hạn. Doanh nghiệp có quỹ đất càng rộng, thời hạn thuê lâu dài ở những khu vực đắc địa càng chứng tỏ năng lực và khả năng cam kết phát triển bền vững.
Khu vực xây dựng khu công nghiệp
Khu vực để xây dựng khu công nghiệp sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi địa phương nhưng đều cần thỏa mãn các yếu tố: gần trục giao thông đường hàng không, đường bộ, cảng biển, diện tích rộng, nguồn nhân lực địa phương dồi dào.
Các khu công nghiệp đang tập trung vào các tỉnh thành sau:
- Bình Dương: KCN Cây Trường (700 ha), VSIP III (1.000 ha), HCN Nam Tân Uyên GĐ 3 (334 ha)
- Long An: KCN Nam Tân Tập (245 ha) dự kiến đầu tư 2.600 tỷ đồng, KCN Tân Tập (654 ha, dự kiến đầu tư 10.000 tỷ đồng).
Nguồn cung đất công nghiệp tại các tỉnh
Kết quả kinh doanh các mã cổ phiếu khu công nghiệp
Tổng doanh thu thuần của các công ty bất động sản khu công nghiệp đạt 7.239 tỷ đồng chỉ tính riêng quý 3/2022, tăng trưởng 68% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng lợi nhuận ròng tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, đạt 3.091 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh các mã cổ phiếu khu công nghiệp
Trong giai đoạn siết chặt tín dụng từ các Ngân hàng và thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục, thì các doanh nghiệp Khu công nghiệp lại có nhiều tiềm năng phát triển. Nguyên nhân từ đặc điểm của nhóm ngành này - các chủ đầu tư có dự trữ tiền mặt lớn từ các bên cho thuê đất hoặc cơ sở hạ tầng, không bị tác động nhiều bởi dòng vốn ngắn hạn.
Các doanh nghiệp hàng đầu là KBC - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, BCM - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp và IDC - Tổng Công ty IDICO.
Lợi nhuận của KBC đạt 1.997 tỷ đồng, chủ yếu liên quan đến việc KBC tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng lên 48%, từ đó thu được chênh lệch từ tài sản thuần với giá phí hợp nhất kinh doanh.
Tại BCM, lãi từ các công ty liên doanh và liên kết giảm đến 85%, chỉ đạt 17 tỷ đồng so với 113 cùng kỳ. Doanh thu thuần lại tăng mạnh đạt 2.263 tỷ đồng, có khả năng đến từ việc bán đất nền ở Bình Dương cho CapitaLand.
Doanh thu thuần và lãi ròng của IDC đạt 2.052 tỷ đồng và 422 tỷ đồng lần lượt tăng 2.3 lần và 2.5 lần so với cùng kỳ 2021. Phần tăng trưởng trên đến từ doanh thu các hợp đồng thuê đất tại Hựu Thạnh và Mỹ Xuân B1-CONA, KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng.
Các doanh nghiệp khác là LHG - CTCP Long Hậu, TIP - CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa cũng ghi nhận lợi nhuận ròng tăng từ 4 đến 6 lần so với quý 3/2021. Các doanh nghiệp IJC - CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật, NTC - CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, SIP - CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cũng tăng trưởng về lợi nhuận.
Các doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu có ITA - CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, CCI - TCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi với mức giảm lần lượt 76% và 43%. Còn D2D - CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 bị lỗ 4 tỷ đồng, thấp hơn cả giá vốn.
Tiến độ kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành bất động sản khu công nghiệp
Tính đến hết quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp đã đạt, thậm chí vượt mức kế hoạch đề ra.
Về tình hình tài sản thì đến hết tháng 9/2022, tổng tiền mặt của 13 doanh nghiệp còn 14.542 tỷ đồng. Phần người mua trả trước và doanh thu chưa thực giảm 7% còn 26.394 tỷ đồng. Tổng vay nợ của các doanh nghiệp giảm 5%, còn 29.959 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp duy trì việc không dùng nợ vay như BAX, CCI, D2D.
Cơ cấu về dòng tiền các mã cổ phiếu khu công nghiệp
Về tiềm năng phát triển trong năm 2023, các chuyên gia nhận định, nhu cầu thuê đất KCN tiếp tục tăng trưởng. Nguyên nhân đến từ xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang, chính sách vĩ mô tại Việt Nam ổn định, kiểm soát tốt lạm phát, nhiều hiệp định thương mại được ký kết thúc đẩy kinh doanh.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cũng được đẩy mạnh như dự án vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải, cảng Gemalink, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết,... tạo điều kiện kết nối các khu công nghiệp thuận tiện hơn.
Xem thêm:
- Cổ phiếu bất động sản ở các sàn giao dịch là một loại chứng khoán được các nhà đầu tư tìm hiểu và săn đón khá nhiều.
- Cổ phiếu ngành công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực: sản xuất công nghiệp nặng, phát triển khu công nghiệp, dệt may,... đánh giá tiềm năng phát triển nhóm cổ phiếu 2023.
Kết luận
Trên đây là danh sách các mã cổ phiếu khu công nghiệp và tiềm năng phát triển trong năm 2023. Nhiều kỳ vọng nhóm ngành này sẽ tăng trưởng bền vững trong giai đoạn 2022 - 2025. Trước khi ra quyết định đầu tư, bạn cần theo dõi diễn biến thị trường, cập nhật tin tức mới nhất thông qua ứng dụng tài chính Anfin.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí