<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam - Làm gì khi có lạm phát?

Lạm phát xảy ra đối với bất kỳ nền kinh tế nào, tác động tích cực và tiêu cực tùy vào mức độ cao hay thấp. Cùng Anfin tìm hiểu các ví dụ về lạm phát tại Việt Nam, tác động đối với cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế, cùng lời khuyên đầu tư hiệu quả trong giai đoạn lạm phát.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ và mất giá của tiền tệ theo thời gian. Mức giá tăng cao, đồng nghĩa bạn cần phải chi nhiều hơn để mua được cùng hàng hóa hoặc dịch vụ so với lúc trước.

tìm hiểu khái niệm về lạm phát

Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam

Để giúp bạn hiểu thêm về lạm phát, Anfin lấy ví dụ minh họa về gói mì tôm. Nếu thời điểm trước đây, bạn chỉ mất 5.000đ để mua thì nay bạn cần chi đến 8.000đ cho cùng gói mì tương tự.

Xét ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lên, đó chính là biểu hiện của lạm phát. Các nhà kinh tế sẽ không tính giá cho từng mặt hàng riêng lẻ mà sẽ dựa vào mức giá trung bình của tất cả hàng hóa, dịch vụ, đo lường sự tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian.

Một khía cạnh khác của lạm phát là sự suy giảm giá trị của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ. Quay trở lại ví dụ về lạm phát ở Việt Nam phần trên, trước đây chỉ cần 5.000đ là bạn mua được trọn vẹn một gói mì tôm thì bây giờ, bạn chỉ mua được một phần mà thôi do giá đã tăng cao đáng kể.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Ví dụ về lạm phát tại Việt Nam

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


lãi suất ngất ngưỡng

Ví dụ về lạm phát ở các quốc gia khác

Năm 1989, giá thịt bò tại Nam Tư là 600.000 dinar/kg, năm 1994 tăng lên 10.000.000 dinar

Năm 2006, một ổ bánh mì 0.45 USD cần 45.000 đô la Zimbabwe, nhưng đến năm 2008, tỷ lệ lạm phát mỗi tháng ở nước này đã tăng phi mã lên đến 3.5 triệu %. Người dân cần đến 50 tỷ đô la Zimbabwe mới mua nổi 1 quả trứng hoặc ổ bánh mì bằng giá 12 chiếc ô tô chỉ mới cách đó 10 năm.

Số liệu mới nhất tại quốc gia này là vào tháng 6/2022, chỉ số lạm phát đã tăng gấp đôi trong hai tháng, chạm mốc 191%, lãi suất tăng gấp đôi, đứng đầu thế giới 200%.

Nguyên nhân lạm phát

Lạm phát có rất nhiều nguyên nhân gây ra, chi tiết như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường tăng đột biến, kéo theo giá cả tăng chóng mặt là một trong những nguyên gây ra lạm phát. Ví dụ: giá xăng tăng, giá thịt heo tăng, giá nông sản tăng,... Từ một loại hàng hóa, kéo theo sự tăng giá dây chuyền toàn chuỗi cung ứng trong nền kinh tế.

Lạm phát do chi phí đẩy

Khi giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá bán sản phẩm sẽ phải tăng để đủ bù đắp chi phí. Nguyên nhân chính có thể do tác động về kinh tế, chính trị trên toàn thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhập khẩu tại Việt Nam.

Ví dụ: Chiến tranh Nga và Ukraine khiến nguồn cung thế giới đảo lộn, giá nông sản tăng, các mặt hàng khác như phân bón, sắt thép, kim loại xây dựng,... đều leo thang.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành nguyên vật liệu là những mã cổ phiếu thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi những tín hiệu tích cực sôi nổi của thị trường.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi tình hình xuất khẩu tăng mạnh, lượng cung trong nước không đủ đáp ứng, khiến mức giá sản phẩm trong nước tăng cao.

Ví dụ: Nhu cầu sản xuất chip trên toàn thế giới tăng cao, khiến lượng cung phốt pho toàn thế giới tăng còn trong nước bị suy giảm nên đẩy giá nội địa lên cao.

nguyên nhân gây lạm phát

Lạm phát do nhập khẩu

Khi lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam gia tăng vì nguyên nhân giá thế giới hoặc thuế nhập khẩu tăng thì giá bán trong nước cũng phải tăng. Từ đó, giá trung bình hàng hóa dịch vụ cũng thay đổi, gây ra lạm phát.

Ví dụ: giá sản phẩm từ than tăng mạnh do giá than thế giới đã tăng gấp hai lần chỉ trong các tháng đầu năm 2022.

Lạm phát do chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ cũng là một nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát. Lượng tiền trong nước tăng mạnh, tổng sản phẩm trên thị trường lại thấp.

Ví dụ: GDP năm 2009 đến 2019 là 5-7% nhưng lượng cung tiền đến 30-40%, dẫn đến lạm phát phi mã đến 20%.

Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất vì đây là những chỉ số có ảnh hưởng lớn đến hệ thống kinh tế - tài chính.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


lãi suất ngất ngưỡng

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Hiện nay, lạm phát được chia thành ba mức:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 - 10%/năm
  • Lạm phát phi mã: từ 10% - dưới 1000%/năm
  • Siêu lạm phát: trên 1000%/năm

Thực tế, nền kinh tế nào cũng tồn tại lạm phát. Điều quan trọng là kiểm soát lạm phát trong mức độ cho phép. Do đó, lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:

Tác động tích cực

Dựa vào 3 mức phân loại như trên thì việc duy trì lạm phát trong khoảng 2-5% sẽ là con số lý tưởng cho các nước phát triển, hoặc 5%-10% đối với các nước đang phát triển. Khi đó, lạm phát sẽ tác động tích cực vì kích thích chi tiêu trong nước và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.

Khi đó, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, kích thích đầu tư, gia tăng sản xuất nhằm điều tiết lượng cung cầu trong nước.

Tác động của lạm phát

Tác động tiêu cực

Nếu lạm phát quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Tín dụng bị siết chặt trong khi nhu cầu vay vốn tăng cao, dẫn đến khó khăn khi duy trì nhịp điệu sản xuất trong nước.

Lãi suất ngân hàng tăng lên, chi phí tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Để duy trì, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm, kéo theo sự tăng giá của những loại hình kinh doanh khác.

Người lao động sẽ thiệt thòi vì họ phải chi trả một mức giá cao hơn để mua cùng một món hàng hóa. Lương và phúc lợi không thay đổi nhưng chi phí sinh hoạt tăng cao, khiến người lao động lâm vào cảnh khó khăn hơn lúc trước.

Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt lạm phát thì sẽ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nền kinh tế bị suy thoái, sức mua giảm, tác động mạnh mẽ đến việc huy động vốn trên thị trường tài chính.

Xem thêm:

  • Chi tiết về tác động của lạm phát đối với nền kinh tế như thế nào?
  • Kinh tế suy thoái nên đầu tư gì? Lời khuyên thông minh dành cho bạn trẻ
  • PCE là chỉ số đo lường mức độ tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách tiền tệ quan trọng để điều tiết nền kinh tế.

Khi lạm phát có nên đầu tư tiền?

Câu hỏi quan trọng ở đây là nên làm gì để bảo vệ và gia tăng tích lũy khi có lạm phát. Nhà đầu tư thông minh khi đó cần tìm một kênh an toàn để gửi tiền nhưng đồng thời cũng có lợi nhuận để gia tăng tài sản.

Kênh đầu tư lý tưởng khi có lạm phát

Bạn có thể gửi tiền trong ngân hàng với kỳ hạn nhất định hoặc theo diện không có kỳ hạn. Cách tốt hơn nữa là gửi tiền vào ứng dụng tài chính hiện đại thông minh để được linh hoạt sử dụng bất kỳ lúc nào nhưng vẫn đảm bảo nhận lãi suất như kỳ vọng.

Heo Thần Kỳ là sản phẩm tích lũy tự động của ứng dụng tài chính Anfin, mức lợi nhuận 3% được đảm bảo ngay cả khi có lạm phát hoặc suy thoái kinh tế.

Các ưu điểm nổi bật của Heo Thần Kỳ:

  • Hạn mức tích lũy lên đến 2 tỷ.
  • Lãi suất được tự động tính toán mỗi ngày.
  • Thanh khoản cao, linh hoạt rút tiền không lo mất phí.
  • Thủ tục nhanh chóng, tiện lợi trong vòng chưa đến 1 phút.

Với nhiều lợi ích vượt trội, Heo Thần Kỳ giúp bạn đảm bảo nhu cầu tích lũy đầu tư một cách thông minh và an toàn.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, đừng ngại ngần liên hệ ngay Anfin, tải ứng dụng và gia nhập cộng đồng đầu tư bền vững ngay hôm nay nhé.

Xem thêm: Lạm phát nên đầu tư gì là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Cùng tìm hiểu các cách đầu tư bền vững, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận hiệu quả.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


lãi suất ngất ngưỡng

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..