<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tỷ lệ Free-float là gì? Cách tính tỷ lệ Free-float

Tỷ lệ free-float là một trong những chỉ số cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường chứng khoán cũng phải nắm vững. Vậy free-float là gì? Ý nghĩa của chỉ số này ra sao và cách tính toán thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây 

ty-le-free-float-la-gi

1. Tỷ lệ free-float là gì?

Tỷ lệ free-float là một chỉ số dùng để đo lường tổng khối lượng cổ phiếu được tự do chuyển nhượng so với tổng khối lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường. 

Nói cách khác, tỷ lệ free-float bao gồm các cổ phiếu không bị giữ lại bởi các cổ đông lớn, nhà sáng lập, hoặc các bên liên quan khác. Thông thường, các cổ phiếu này có thể được tự do mua bán trên thị trường mở, không bị ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào.

Tỷ lệ free-float đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản của một cổ phiếu và xác định giá trị thực tế của công ty trên thị trường. Nó cũng thể hiện mức độ ảnh hưởng đến quyền biểu quyết và tác động của các cổ đông lớn tới công ty. Các nhà đầu tư có thể dựa vào tỷ lệ free-float để đánh giá tiềm năng và đưa ra quyết định mua bán trên thị trường chứng khoán.

2. Công thức tính tỷ lệ free-float

Tỷ lệ free-float thường được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ free-float = (Số cổ phiếu đang lưu hành - Số cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành 

Phần lớn các cổ phiếu đều thuộc loại cổ phiếu tự do lưu hành. Tuy nhiên vẫn có một số lượng ít các cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Các cổ phiếu đó thường là các loại cổ phiếu bị hạn chế do quy định, pháp luật của nước sở tại hoặc thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược, cổ đông nhà nước, cổ đông nội bộ công ty,...

3. Ý nghĩa của tỷ lệ free-float

Tỷ lệ free-float có ý nghĩa quan trọng, mang lại những thông tin hữu ích, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định. Các thông tin đó bao gồm:

Tính thanh khoản: Tỷ lệ free-float cho biết mức độ dễ dàng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Tỷ lệ free-float cao nghĩa là có nhiều cổ phiếu có sẵn để giao dịch. Nói cách khác, nhà đầu tư có khả năng mua bán cổ phiếu một cách nhanh chóng và không gặp khó khăn.

Xác định giá trị thực tế: Tỷ lệ free-float ảnh hưởng đến việc xác định giá trị thực tế của một công ty và cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Khi tỷ lệ free-float cao, giá cổ phiếu thường phản ánh chính xác giá trị thực tế của công ty. 

Quyền biểu quyết và quyền kiểm soát: Tỷ lệ free-float cho biết quyền biểu quyết và quyền kiểm soát trong công ty. Khi tỷ lệ free-float thấp, một số cổ đông lớn có thể kiểm soát quyền biểu quyết và ảnh hưởng đến quyết định quản trị công ty. Ngược lại, tỷ lệ free-float cao giúp đảm bảo sự phân tán quyền lực và tránh tình trạng kiểm soát quá mức từ một số cổ đông nhất định.

Tính minh bạch và công bằng: Tỷ lệ free-float cao đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch cổ phiếu. Việc có nhiều cổ phiếu có sẵn để giao dịch trên thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu một cách công bằng và không bị hạn chế.

4. Tỷ lệ free-float bao nhiêu là an toàn?

Không có một con số cụ thể nào để đánh giá tỷ lệ free-float bao nhiêu là an toàn. Trên thực tế, tỷ lệ free-float phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hình công ty, ngành công nghiệp và điều kiện thị trường. 

Tuy vậy, nhà đầu tư cần lưu ý rằng tỷ lệ free-float phải đủ lớn để đảm bảo tính thanh khoản. Mức độ thanh khoản tốt thường có thể đo bằng khối lượng giao dịch hàng ngày của các loại cổ phiếu đó. 

Ngoài ra, để đánh giá tỷ lệ free-float của một công ty có đủ tốt hay không, cần xem xét công ty đó với các công ty khác cùng ngành hoặc các chỉ số thị trường nói chung. Nếu tỷ lệ free-float của một công ty thấp hơn so với các công ty cùng ngành hoặc chỉ số thị trường, có thể tiềm ẩn rủi ro trong việc mua bán cổ phiếu đó.

5. Quy tắc làm tròn tỷ lệ free-float

Tỷ lệ free-float thường được làm tròn theo quy tắc như sau:

  • Nếu tỷ lệ free-float từ 15% trở xuống, sẽ làm tròn theo bước 1%. Ví dụ cổ phiếu có tỷ lệ free-float là 12.55% sẽ làm tròn lên thành 13%.
  • Nếu tỷ lệ free-float trên 15%, sẽ làm tròn theo bước 5%. Ví dụ cổ phiếu có tỷ lệ free-float là 15.55% sẽ làm tròn lên thành 20%

Tỷ lệ free-float có tính linh động và thường xuyên thay đổi, tùy thuộc vào từng thời điểm hoặc các biến động của thị trường, của tình hình kinh doanh từ công ty. 

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ free-float là một chỉ số hữu ích, cung cấp góc nhìn khách quan cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về tỷ lệ free-float. 

Truy cập ngay ứng dụng Anfin để có được trải nghiệm đầu tư tài chính an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất!

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..