<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

F Score là gì? Bảng điểm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

F Score là bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp để chọn lọc cổ phiếu tốt. Anfin chia sẻ thông tin chi tiết từng chỉ tiêu trong bảng điểm này cùng ví dụ cụ thể để bạn nắm vững thông tin. 

F Score là gì?

F score hay còn được gọi là bảng điểm Piotroski f-score, đặt theo tên của Giáo sư Joseph D. Piotroski - giảng dạy tại Đại học Chicago và Stanford. Bảng điểm được giới thiệu lần đầu vào năm 2000 và được ứng dụng rộng rãi trong mô hình phân tích kỹ thuật.   

F Score là quy tắc để lọc các cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và hoạt động ổn định, dựa vào các tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và cơ cấu sử dụng nguồn vốn. 

Bộ lọc này có 9 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm tương đương 0-9. Nhà đầu tư có thể so sánh các mã cổ phiếu dựa trên tiêu chí và ra quyết định đầu tư. 

F Score là gì

Các chỉ tiêu đánh giá trong Piotroski F Score

F Score có các tiêu chí cụ thể về khía cạnh lợi nhuận:

  • Lợi nhuận ròng sau thuế
  • Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Operating Cash Flow (OCF)
  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Return On Assets (ROA)

Các tiêu chí liên quan đến cơ cấu vốn và tính thanh khoản của doanh nghiệp

  • Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản - Long Term Debt to Total Assets (LTD/TA)
  • Khả năng thanh toán ngắn hạn - Current ratio
  • Lượng cổ phiếu lưu hành

Với tiêu chí xét hiệu quả hoạt động, bộ lọc xét đến: Các tiêu chí liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm: 

  • Biên lợi nhuận gộp - Gross margin
  • Tổng tài sản - total assets

Các chỉ tiêu đánh giá trong F Score

Ý nghĩa của F Score

Dựa vào kết quả của từng chỉ tiêu nhà đầu tư sẽ đánh giá tổng quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 

  • F Score > 7: tình hình hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng tốt. 
  • F Score < 5: tình hình hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng giảm chậm lại. 

Nhà đầu tư nên kết hợp F Score với các chỉ số khác như P/B và P/E để đánh giá đúng về doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của F Score

Hướng dẫn đánh giá các tiêu chí trong F Score

Khả năng sinh lời

Tăng trưởng lợi nhuận

Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh > lợi nhuận ròng, doanh nghiệp sẽ có 1 điểm. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không được cộng điểm

Ví dụ từ báo cáo tài chính của Vinamilk

So sánh các năm từ 2016 đến 2019 thì thời điểm 2019 VNM có lợi nhuận ròng thấp hơn dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nên năm đó VNM được cộng 1 điểm, các năm còn lại không có điểm. 

Chỉ tiêu ROA

ROA cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tài sản tốt. Nếu ROA cao hơn năm trước thì doanh nghiệp được cộng 1 điểm. 

Ví dụ về ROA của VNM trong các năm:

Chỉ số này của VNM giảm dần qua các năm nên không được cộng điểm. 

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh > 0 thì chứng tỏ doanh đang quản lý dòng tiền tốt, có dự trữ tiền mặt mà không cần vay. Khi đó doanh nghiệp sẽ được cộng thêm 1 điểm. 

Hầu như tất cả các nâm VNM đều được cộng điểm vì có dòng tiền dương, năm sau cao hơn năm trước. 

Lợi nhuận sau thuế

Vì đây là chỉ tiêu đo lường sau khi trừ các khoản liên quan đến thuế và chi phí nên nếu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, doanh nghiệp sẽ được cộng điểm.

Tuy DN có khả năng tạo lợi nhuận sau thuế khi tất cả lợi nhuận đều >0, năm 2018, VNM đạt được ít lợi nhuận sau thuế hơn so với năm trước.

Vì vậy, năm 2017, 2018 và 2019, VNM đạt 1 điểm. 

Chỉ trừ năm 2018, VNM không được cộng điểm. Các năm còn lại do lợi nhuận các năm đều tăng nên được cộng điểm. 

Hướng dẫn đánh giá F Score trong doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

Theo các tiêu chí đánh giá của F Score, việc tăng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng tốt. Nếu việc huy động vốn bên ngoài dẫn đến lãi vay lớn thì sẽ là rủi ro cho doanh nghiệp. 

Do đó, nếu tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản qua các năm giảm dần thì doanh nghiệp được cộng điểm và ngược lại. 

Ví dụ số liệu về nợ dài hạn của Vinamilk

Tổng tài sản của Vinamilk

Từ đó tính ra  hệ số nợ trên tổng tài sản của VNM

Hai giai đoạn 2016-2017 và 2018-2019 hệ số này giảm nên VNM được cộng điểm. Riêng giai đoạn 2017-2018 hệ số tăng cao hơn nên không có điểm. 

Tuy nhiên nhìn chung hệ số nợ của VNM khá thấp nên vẫn là doanh nghiệp có năng lực quản lý đòn bẩy tài chính tốt trên thị trường. 

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số này tăng dần thì được cộng điểm vì doanh nghiệp có khả năng quản lý các khoản nợ ngắn hạn tốt. 

Hệ số thanh toán ngắn hạn của VNM qua các năm là:

Có thể thấy, hệ số này của VNM giảm từ 2016 - 2018 và chỉ được cải thiện từ 2018-2019. Cho nên giai đoạn đầu VNM không được cộng điểm và chỉ được tính từ năm 2018. 

Số lượng cổ phiếu lưu hành

Bảng điểm F Score còn tính đến số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Nếu số lượng cổ phiếu phát hành hiện tại nhỏ hơn năm trước thì được cộng điểm vì EPS không bị pha loãng.  

Hiệu quả hoạt động 

Chỉ tiêu này sẽ đánh giá dựa vào biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận gộp năm nay cao hơn năm trước thì được cộng điểm và ngược lại, 

Biên lợi nhuận gộp của VNM:

Nhìn vào số liệu ta thấy, biên lợi nhuận gộp của VNM tăng lên 2018-2019 còn các năm trước có sự biến động sụt giảm. 

Thêm một chỉ tiêu nữa đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp là vòng quay tài sản. Nếu chỉ số này cao qua các năm thì được cộng điểm. 

Số liệu từ 2016-2019 tại VNM đều giảm dần ở chỉ tiêu vòng quay tài sản. 

Như vậy, tổng điểm F Score của Vinamilk qua các năm là 7 điểm, thể hiện tình hình hoạt động tốt. 

Lời kết 

Phương pháp F Score khá dễ sử dụng cho cả nhà đầu tư mới trên thị trường. Chỉ cần xem xét các yếu tố trong báo cáo tài chính là bạn có thể tính tổng điểm các chỉ tiêu để đánh giá doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp cả F Score và các chỉ tiêu khác để có cái nhìn chính xác hơn, toàn diện hơn về doanh nghiệp. 

Để tích lũy thêm nhiều kiến thức, bạn hãy gia nhập cộng đồng đầu tư Anfin, đồng thời mua cổ phiếu và các sản phẩm tài chính an toàn và hiệu quả. Hơn cả một ứng dụng công nghệ, Anfin đồng hành cùng bạn để đạt được sự độc lập và tự do về tài chính. 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..