Quỹ tương hỗ là gì? Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ (Mutual fund) là một hình thức đầu tư đang trở nên ngày một phổ biến. Với tính đa dạng của danh mục đầu tư, sự chuyên nghiệp trong khâu quản lý và khả năng giảm thiểu rủi ro, quỹ tương hỗ đem lại những cơ hội đầu tư hấp dẫn và những lợi ích tài chính dài hạn cho nhà đầu tư. 

quy-tuong-ho

1. Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ (mutual fund) là một loại quỹ đầu tư được quản lý bởi một công ty độc lập và chuyên nghiệp. Vốn của quỹ tương hỗ thường được huy động từ các nhà đầu tư cá nhân. Các khoản đầu tư của quỹ tương hỗ rất đa dạng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt,... 

Các nhà đầu tư trong quỹ tương hỗ chia sẻ rủi ro và lợi nhuận của quỹ, tức là mỗi nhà đầu tư sẽ sở hữu một phần nhỏ trong tổng số cổ phần của quỹ. Khi tham gia vào quỹ tương hỗ, các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán cổ phần của quỹ vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này giúp tăng tính thanh khoản của quỹ và cho phép các nhà đầu tư cá nhân linh hoạt trong việc đầu tư và rút vốn.

Giá trị của quỹ tương hỗ phụ thuộc vào hiệu suất đầu tư của quỹ. Ngoài ra, giá trị của quỹ tương hỗ còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị và các biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.

Quỹ tương hỗ được xem là một hình thức đầu tư đa dạng và có tiềm năng sinh lợi cao, đặc biệt là đối với nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư vào các khoản đầu tư lớn hơn và không có kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp.

2. Lợi nhuận từ quỹ tương hỗ được tính thế nào?

Nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận từ quỹ tương hỗ theo hai hình thức chính như sau:

Lợi nhuận từ cổ tức. Cổ tức được chia đều cho các cổ đông của quỹ tương hỗ và được tính dựa trên lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư của quỹ. Quỹ tương hỗ thường chia cổ tức cho nhà đầu tư theo hai cách: nhận một khoản tiền ngay lập tức hoặc tái đầu tư. 

Lợi nhuận từ giá trị tài sản ròng. Điều này tương tự như trên thị trường chứng khoán, khi giá trị của quỹ tăng lên, nhà đầu tư có thể bán để kiếm lời.

3. Các loại quỹ tương hỗ

Tùy thuộc vào các tiêu chí, quỹ tương hỗ sẽ được chia thành những loại khác nhau. Dưới đây là 4 loại quỹ tương hỗ phổ biến nhất trên thị trường 

Quỹ tương hỗ cổ phiếu (Stock mutual funds) đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu của các công ty khác nhau. Quỹ tương hỗ cổ phiếu rủi ro cao vì vậy cũng có tiềm năng sinh lời cao hơn so với các loại quỹ tương hỗ khác.

Quỹ tương hỗ trái phiếu (Bond mutual funds) đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của chính phủ, các công ty hoặc các tổ chức tài chính. Quỹ tương hỗ trái phiếu có rủi ro thấp hơn vì thế nên tiềm năng sinh lời cũng thấp hơn.

Quỹ tương hỗ cân bằng đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu, với một tỷ lệ phân bổ cân bằng. Tỷ lệ phân bổ có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của quỹ.

Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money market mutual funds) đầu tư vào các khoản tiền gửi ngắn hạn và các công cụ nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng và giấy nợ. Quỹ này có rủi ro thấp vì thế tiềm năng sinh lời cũng thấp.

4. Ưu và nhược điểm của quỹ tương hỗ

Ưu điểm

Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Quỹ tương hỗ cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với một loạt các loại cổ phiếu, trái phiếu mà họ không thể mua được khi đầu tư đơn lẻ.

Quản lý chuyên nghiệp. Quỹ tương hỗ thường được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Vì thế so với việc tham gia độc lập vào thị trường chứng khoán, quỹ tương hỗ là lựa chọn an toàn hơn. 

Tiết kiệm thời gian và công sức. Nhà đầu tư không cần có quá nhiều kinh nghiệm để tham gia vào quỹ tương hỗ. Thay vì bỏ ra thời gian và công sức nghiên cứu, phân tích thị trường, nhà đầu tư có thể giao phó cho công ty quản lý quỹ tương hỗ. 

Tiềm năng sinh lợi cao. Quỹ tương hỗ có tiềm năng sinh lợi cao hơn so với các loại đầu tư khác như tiết kiệm hay trái phiếu ngân hàng.

Tính thanh khoản cao. Quỹ tương hỗ có thể giao dịch dễ dàng trên thị trường, giúp các nhà đầu tư có thể mua bán nhanh chóng.

Nhược điểm

Rủi ro đầu tư. Giống như bất kỳ hình thức đầu tư nào, đầu tư vào quỹ tương hỗ cũng tiềm ẩn rủi ro. Thị trường tài chính có tính biến động cao, và giá trị của quỹ tương hỗ có thể giảm đáng kể trong thời gian ngắn.

Chi phí cao. Quỹ tương hỗ có thể có các khoản phí và chi phí nhất định, chẳng hạn như phí quản lý, phí mua và bán, phí lưu ký. Nhà đầu tư có thể cần trả các khoản này khi tham gia vào quỹ tương hỗ

Không có quyền kiểm soát. Các nhà đầu tư không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với việc quản lý danh mục đầu tư. Quyền quản lý thuộc về quỹ tương hỗ. Vì thế có thể sẽ không phù hợp với mục tiêu đầu tư của từng nhà đầu tư.

Với những thông tin trên đây, Anfin hy vọng đã đem đến cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan nhất về quỹ tương hỗ và cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ. Trong năm 2022, ngoài cổ phiếu phân đoạn, Anfin đã cung cấp thêm nhiều sản phẩm đầu tư tài chính khác, trong đó có quỹ tương hỗ. 

Truy cập ngay ứng dụng Anfin để có được trải nghiệm đầu tư tài chính an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất!

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..