Bẫy thanh khoản là gì? Dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản

Bẫy thanh khoản là tình trạng thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi các nhà đầu tư và doanh nghiệp trở nên quá lo lắng về tương lai và chọn giữ tiền mặt hoặc tài sản thay vì đầu tư. Bài viết sau sẽ giải thích cụ thể hơn về khái niệm, dấu hiệu nhận biết và các ví dụ thực tiễn về bẫy thanh khoản. 

BAY THANH KHOAN LA GI-1200X600-01 (1)

1. Bẫy thanh khoản là gì?
Đầu tiên, cần phải hiểu thanh khoản là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản một cách nhanh chóng. Thanh khoản là một yếu tố quan trọng trong đầu tư vì nó đảm bảo rằng các nhà đầu tư có thể bán tài sản của mình và rút lại tiền mặt một cách dễ dàng khi cần thiết. 

Bẫy thanh khoản (Liquidity trap) là tình trạng lãi suất thị trường đã rơi xuống mức thấp nhất có thể dẫn đến việc mọi người có tâm lý giữ tài sản với tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp (ví dụ: tiền mặt) thay vì đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại hình đầu tư khác. Không có sự đầu tư và tăng trưởng, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và giá trị hàng hóa suy giảm. 

Trong trường hợp này cho dù Ngân hàng Trung ương có bơm tiền để kích thích nền kinh tế thì vẫn thất bại do cầu tiền đang rất thấp. 

2. Dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản

Dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản bao gồm:

- Lãi suất thị trường rất thấp hoặc gần bằng 0%: Bẫy thanh khoản có thể xảy ra khi lãi suất thị trường rất thấp, do đó, các cá nhân sẽ không có động lực để đầu tư, doanh nghiệp cũng không có động lực để vay tiền mở rộng sản xuất.

Sự suy giảm của hoạt động đầu tư và kinh doanh: Nếu chỉ có lãi suất thấp thì không thể gây ra tình trạng bẫy thanh khoản. Để bẫy thanh khoản xảy ra, cần phải có cả sự thiếu hụt của các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư chỉ ưu tiên giữ tiền mặt hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao vì lo ngại rủi ro, từ đó hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. 

3. Nguyên nhân gây ra bẫy thanh khoản
Bẫy thanh khoản có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chính: 


vnf-bay-thanh-toan

Giảm phát
Giảm phát là tình trạng giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian dài. Nó xảy ra khi cung tiền tệ tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến mức giá hàng hóa và dịch vụ giảm đi.

Giảm phát có thể bắt đầu từ khi mọi người chọn giữ tiền mặt thay vì chi tiêu hoặc đầu tư vì họ kỳ vọng giá cả sẽ tiếp tục giảm trong tương lai. Trong trường hợp cực đoan, một vòng lặp giảm phát có thể phát triển, kéo theo mức giá tiếp tục giảm, dẫn đến cắt giảm sản xuất, cắt giảm lương, giảm cầu,... từ đó xuất hiện bẫy thanh khoản.

Nhu cầu đầu tư thấp
Các công ty tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Nếu các nhà đầu tư có ít nhu cầu đầu tư, thì thậm chí lãi suất hấp dẫn cũng không giúp được gì.

Hơn nữa, bản thân các công ty lo ngại rủi ro mà không mở rộng sản xuất thì cũng sẽ không tạo ra các cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư bên ngoài. Từ đó gây ra bẫy thanh khoản.

Ngân hàng lo ngại về rủi ro tín dụng 
Khi gặp phải các vấn đề về khủng hoảng tín dụng, ngân hàng có xu hướng thắt chặt các khoản vay. Ngay cả với lãi suất rất thấp, nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp muốn vay tiền cũng sẽ cảm thấy thấy khó khăn trong việc nhận được khoản vay khi ngân hàng đưa ra các tiêu chuẩn phê duyệt khắt khe. Từ đó dẫn đến nguy cơ bẫy thanh khoản. 

4. Hậu quả của bẫy thanh khoản 
Bẫy thanh khoản có thể gây ra nhiều hệ lụy. Các hậu quả có thể kể đến như: 

Giảm sản xuất và tăng tỷ lệ thất nghiệp: Bẫy thanh khoản có thể dẫn đến sự suy giảm sản xuất và tăng tỷ lệ thất nghiệp do các doanh nghiệp ngừng mở rộng đầu tư sản xuất, cắt giảm lao động

Giảm sức mua: Khi tiền mặt được giữ lại thay vì chi tiêu và đầu tư, sức mua của người tiêu dùng giảm, từ đó làm giảm doanh số bán hàng và doanh thu của các doanh nghiệp.

Suy thoái kinh tế: Từ hệ lụy giảm sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm sức mua, nền kinh tế sẽ bị kìm hãm, dẫn đến suy giảm hoạt động kinh tế, gây ra khủng hoảng kinh tế kéo dài. 

5. Ví dụ thực tiễn về bẫy thanh khoản 

risks-of-low-interest-rates-1-1568626870668245636839-1568626942960195972851-crop-1568627276254305436529

Cuộc Đại suy thoái (Great Depression) năm 1929 là một trong những ví dụ lịch sử nổi tiếng nhất về bẫy thanh khoản. Sau khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào tháng 10 năm 1929, tiền mặt và các khoản tiền thụ động được giữ lại thay vì đầu tư và chi tiêu. Điều này dẫn đến sự suy giảm sản xuất và tăng thất nghiệp, gây ra đại suy thoái kinh tế trên toàn cầu.

Nhắc đến bẫy thanh khoản thì không thể không nhắc đến sự kiện Kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990. Kinh tế Nhật Bản đã rơi vào bẫy thanh khoản vào những năm 1990 sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán tăng lên quá nhanh vào cuối những năm 1980. Khi giá trị của những tài sản này giảm đi, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã giữ lại tiền mặt thay vì chi tiêu và đầu tư, dẫn đến sự suy giảm kinh tế. Sau đó chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần giảm lãi suất với nỗ lực cứu vớt nền kinh tế ra khỏi bong bóng bất động sản. 

Như vậy, có thể thấy bẫy thanh khoản là một tình trạng kinh tế có thể gây ra các tác động tiêu cực, làm suy giảm hoạt động kinh tế. Để tránh bẫy thanh khoản, các chính sách kinh tế và tiền tệ có thể được áp dụng để khuyến khích đầu tư và chi tiêu, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh tế.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về bẫy thanh khoản. Truy cập ngay ứng dụng Anfin để có được trải nghiệm đầu tư tài chính an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất!

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..