Cổ phiếu ưu đãi là gì? Công thức tính cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Đầu tư chứng khoán là một trong cách thức đầu tư phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Ngoài việc đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,... nhà đầu tư còn khá lạ lẫm với một khái niệm ưu đãi khác như cổ phiếu ưu đãi. Vậy cổ phiếu ưu đãi là gì? Ưu và nhược điểm khi chọn đầu tư loại cổ phiếu này. Hãy cùng Anfin tìm hiểu hình thức đầu tư này ngay dưới bài viết dưới đây!
Khái niệm cổ phiếu ưu đãi là gì?
Cổ phiếu ưu đãi có tên Tiếng Anh là Preferred Stock, đây là loại chứng khoán có đặc điểm và tính chất tương tự như cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu phổ thông nhưng có một số ưu đãi nhất định dành cho người sở hữu.
Giống các loại cổ phiếu khác, khi sở hữu cổ phiếu thì người này sẽ trở thành cổ đông của công ty. Nói chi tiết hơn, người sở hữu cổ phiếu sẽ là cổ đông ưu đãi của công ty đó. Về mặt cổ tức và quyền lợi biểu quyết, cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên hơn.
4 loại cổ phiếu ưu đãi
Đối với cổ phiếu ưu đãi, có 4 loại trong đó gồm cổ phiếu cổ tức, cổ phiếu biểu quyết, cổ phiếu hoàn lại và cổ phiếu khác được quy định bởi Điều lệ công ty.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Đây là loại cổ phiếu được chi trả mức cổ tức cao hơn mức thông thường của cổ phiếu phổ thông. Đối với cổ phiếu ưu đãi, cổ tức sẽ gồm 2 loại cổ tức là cổ tức cố định và cổ tức thưởng.
Với mức cổ tức cố định, cổ động sẽ nhận được khoản đó hàng năm mà không dựa vào bất kỳ kết quả kinh doanh nào của công ty/ doanh nghiệp. Nhưng khi cổ đông đó sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức sẽ không có quyền tham dự Họp hội đồng cổ đông, đương nhiên bạn sẽ không có quyền biểu quyết mọi vấn đề của công ty và cả việc đề cử thành viên vào các vị trí chủ chốt của ban quản trị và kiểm soát.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là một loại cổ phiếu sẽ cho cổ đông có số phiếu biểu quyết cao hơn so với số phiếu thường. Số lượng phiếu biểu quyết sẽ được quy định trong mỗi điều lệ riêng của công ty/ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cổ đông khi sở hữu cổ phiếu biểu quyết sẽ không được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Duy nhất Tổ chức Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền sở hữu và nhận quyền chuyển nhượng cổ phiếu này.
Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ có hiệu lực đến 3 năm kể từ ngày công ty/ doanh nghiệp đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu ra thị trường. Hiểu đơn giản, trong thời hạn 3 năm đó, cổ đông không có quyền chuyển nhượng phần cổ phiếu đang sở hữu cho bất kỳ ai. Sau thời gian đó, họ mới có thể chuyển đổi hoặc chuyển nhượng thành cổ phiếu thường.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ và họ có quyền yêu cầu công ty phát hành hoàn lại phần vốn góp của họ vào bất kỳ thời điểm nào dựa trên các thông tin thỏa thuận được cam kết trên cổ phiếu. Ngoài ra, cổ đông không có quyền dự họp Hội đồng cổ đông, không có quyền tham gia biểu quyết hay đề cử bất kỳ người nào nắm giữ vị trí trong ban Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Cổ phiếu ưu đãi khác được quy định theo Điều lệ công ty
Khác với 3 loại cổ phiếu trên, các cổ đông của công ty có thể thỏa thuận với nhau để phát hành thêm một số loại cổ phiếu ưu đãi khác cho cổ đông dựa vào tình hình hoạt động của công ty vào từng thời điểm. Mọi quy định cụ thể về các loại cổ phiếu này sẽ được ghi rõ và cam kết trong Điều lệ công ty.
Cơ hội và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi
Cơ hội đầu tư cổ phiếu ưu đãi là gì?
- Đối với nhà đầu tư: Khi trở thành một cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng các quyền lợi về mức cổ tức cao hơn so với thông thường mà không bị lệ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, họ còn có thể nhận về phần vốn góp nếu trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản. Với quyền biểu quyết, cổ đông ưu đãi sẽ có những tác động lớn hơn đến cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của công ty.
- Đối với công ty cổ phần: Doanh nghiệp sẽ thu hút thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng cho việc vận hành kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện mua lại các cổ phiếu ưu đãi đã được phát hành trong trường hợp phần chi phí trả cho các quyền lợi của các cổ phiếu đó đạt mức độ quá cao.
Rủi ro
- Đối với nhà đầu tư: Trong thời hạn quy định, cổ đông không thể tự do chuyển nhượng dù giá trị có dấu hiệu tăng giá trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, riêng với loại cổ tức và hoàn lại thì cổ đông không có quyền biểu quyết. Khi công ty/ doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi sẽ đồng nghĩa gây sự nhiễu loạn đến lợi ích của các cổ đông.
- Đối với công ty cổ phần: Chi phí sẽ gia tăng do việc phát hành thêm các cổ phiếu ưu đãi. Ngoài ra, chi phí phải chịu là hoàn lại vốn cho cổ đông ưu đãi khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản.
Cách tính cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Sau khi bạn hiểu được cổ phiếu ưu đãi là gì, hãy áp dụng công thức tính cổ tức cổ phiếu ưu đãi sau đây để có cho mình một tỷ lệ chính xác cho mọi quyết định đầu tư nhé.
Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức đã trả / Lợi nhuận ròng
Trong đó, tỷ lệ cổ tức ưu đãi sẽ được tính bằng cổ tức đã chi trả hằng năm chia cho phần lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. Ngoài ra, Anfin còn có một công thức tính khác như:
Tỷ lệ cổ tức cổ đông = 1 - tỷ lệ duy trì
Trong đó tỷ lệ duy trì = (EPS - DPS) / EPS. Đơn vị EPS cho thấy lợi nhuận được tính trên mỗi cổ phiếu và DPS cho thấy phần cổ tức được tính trên mỗi cổ phiếu.
Việc hiểu được cổ phiếu ưu đãi là gì, công thức tính và cách đầu tư như thế nào là không hề dễ dàng. Nhưng đây là một hình thức đầu tư tiềm năng mà bạn nên thử khi tham gia vào thị trường tài chính. Anfin hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được và tự tin hơn trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả nhé!
Xem thêm: Cổ phần và cổ phiếu là những thuật ngữ trong đầu tư tài chính mà nhiều người dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện giao dịch. Phân biệt cổ phần và cổ phiếu qua bài viết sau.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí