<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Cán cân thương mại là gì? Yếu tố tác động đến cán cân thương mại

Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, cán cân thương mại là một thuật ngữ liên quan được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm và vai trò của chúng. Tại bài viết này, Anfin sẽ giải đáp chi tiết về cán cân thương mại là gì, vai trò và các yếu tố tác động đến chúng. Xem ngay!


Khái niệm Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại có tên tiếng Anh là Balance Of Trade (viết tắt BOT) được dịch là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khái niệm này cho thấy sự chênh lệch giữa giá trị nhập và xuất khẩu tại một thời điểm xác định của một quốc gia cụ thể.

Cán cân thương mại cho được những số liệu chi tiết và quan trọng được dùng để đánh giá sức khỏe và khả năng phát triển của một quốc gia. Ngoài ra, đây còn là thành phần lớn nhất nằm trong cán cân thanh toán của quốc gia đó.

khái niệm của cán cân thương mại

Vai trò của cán cân thương mại là gì đối với nền kinh tế?

Quá trình xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề quan trọng của một quốc gia bởi sự ảnh hưởng to lớn của chúng đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, cán cân thương mại sẽ là công cụ phản ánh được việc cả quá trình đó thay đổi và có sự tương quan như thế nào giữa yếu tố xuất nhập khẩu trong từng khoảng thời gian. Cùng Anfin xem qua vai trò của nó đối với một nền kinh tế nhé!

Có 2 vai trò chính của cán cân thương mại chính là:

Tỷ giá hối đoái

Cụ thể, cán cân thương mại tác động đến tỷ giá hối đoái. Hiểu đơn giản, khi lượng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, phần thặng dư và giá trị gia tăng lượng ngoại tệ đổ vào quốc gia đó sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Mọi giao dịch trao đổi giao thương sẽ tác động đến đồng nội tệ khiến chúng được sử dụng nhiều hơn và làm tăng lên giá trị của đồng nội tệ đó. Nói cách khác, lúc này đồng nội tệ sẽ được đổi nhiều hơn so với ngoại tệ.

Tuy nhiên, ngược lại nếu người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng nhập khẩu nhiều hơn, các doanh nghiệp phải sử dụng đồng tiền từ quốc gia đó. Đương nhiên đồng ngoại tệ sẽ tăng lên khiến ngoại tệ cũng tăng giá.

vai trò của cán cân thương mại

Nền kinh tế vĩ mô

Cán cân thương mại là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như:

  • Số liệu cho thấy dương thể hiện tình hình quốc gia đang thu hút được lượng lớn vốn FDI, làm gia tăng vị thế của quốc gia đó trên thương trường và dẫn đến nền kinh tế sẽ phát triển tốt.
  • Bên cạnh đó, khi số liệu dương cũng cho thấy mức độ đầu tư của quốc gia đó đang dần lớn hơn so với hoạt động tiết kiệm. Đồng nghĩa thu nhập của người lao động tăng lên, mức sống của người dân trong nước được cải thiện.
  • Nếu một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn, khi thâm hụt thương mại diễn ra sẽ khiến cho nhu cầu mua sắm bị giảm xuống nặng nề.
  • Số liệu cán cân thương mại cho thấy âm thể hiện khả năng sản xuất kinh doanh của quốc gia đó bị kém trên thị trường. Lúc này, các doanh nghiệp cần quan tâm, khắc phục lỗ hổng và nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn.

3 yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại

Có 3 yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại bao gồm tỷ giá hối đoái, các chính sách thương mại và lạm phát.

Tỷ giá hối đoái

Khi hàng hóa được nhập khẩu với mức giá rẻ và hàng hóa xuất khẩu lại mắc hơn cho thấy giá trị đồng nội tăng. Từ đó, các sản phẩm nội địa gặp trở ngại, kém cạnh tranh trên các thị trường thế giới dẫn đến giá trị xuất khẩu ròng cũng sẽ giảm xuống.

Ví dụ, một sản phẩm D tại Việt Nam có mức giá 200.000 VND và cũng một sản phẩm tương tự ở Trung Quốc có mức giá 58 Nhân dân tệ. Tỷ giá lúc này rơi vào 3.400 VND = 1 Nhân dân tệ thì suy ra sản phẩm Trung Quốc chỉ được bán với mức giá 197.000 VND, con số này cho thấy rẻ hơn so với sản phẩm Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm trong nước sẽ bị kém cạnh tranh hơn so với thị trường quốc tế là.

Chính sách thương mại

Chính Phủ và Nhà nước khi ban hành các chính sách đều có tác động rất lớn đến mọi hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Mọi mặt hàng đều sẽ được quy định, hỗ trợ và hạn chế ở một số chi tiết và sự thay đổi về giá cả khác nhau.

Một ví dụ điển hình, Chính phủ cho thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp thông qua việc giảm mức chi phí trong việc canh tác và khuyến khích gia tăng sản xuất nhiều hơn. Nhờ đó, giá bán ra được hạ và sản lượng xuất khẩu cũng được tăng cao.

yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại

Các chính sách cũng được xem là cách thức kiểm soát cán cân thương mại ổn định ở các quốc gia, đặc biệt trong cách quy định và sử dụng thuế. Khi quy định mức thuế nhập khẩu quá cao có thể tạo rào cản cho các thương nhân trao đổi buôn bán và gây thâm hụt thương mại nghiêm trọng.

Tình trạng lạm phát

Lạm phát là hình tượng khi xảy ra có thể tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Từ lạm phát có thể khiến giá thành sản xuất thay đổi dẫn đến những biến động trong những giá trị xuất khẩu khác.

tình trạng lạm phát ảnh hưởng cán cân thương mại

Một ví dụ cụ thể như tình trạng lạm phát xảy ra khiến giá gạo tăng cao lên và đương nhiên các sản phẩm làm từ gạo, liên quan đến gạo cũng theo đó mà tăng giá. Mọi vấn đề từ đó làm sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh trong nước và ngoài nước với các quốc gia khác.

Nhìn chung, cán cân thương mại là một phần phản ánh rất rõ mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa một quốc gia và thế giới trên thị trường. Anfin hy vọng với bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cán cân thương mại là gì, tầm quan trọng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chúng.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..