<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận diện Pullback và chiến thuật đầu tư hiệu quả

Pullback là thuật ngữ để chỉ nến giá đi ngược xu hướng chính trong ngắn hạn. Nếu nhận diện được Pullback, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh được thời điểm ra quyết định mua vào hay bán ra hợp lý, chốt được lợi nhuận kỳ vọng. 

Pullback là gì?

Pullback là thuật ngữ được dùng trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán, chỉ giai đoạn phi xu hướng khi nến giá phá vỡ vùng kháng cự và hỗ trợ. Giai đoạn Pullback thường diễn ra trong ngắn hạn và đa phần do tác động tâm lý của nhà đầu tư. 

Hiểu lý thuyết pullback sẽ giúp nhà đầu tư nhận diện được hai xu hướng chính sau:

  • Xu hướng tăng (bullish): giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh nhưng khi điểm giá quá cao sẽ đảo ngược xu hướng. Có thể nhận định rằng tâm lý nhà đầu tư đã bắt đầu thoả mãn lợi nhuận, có xu hướng chốt lời bán ra làm cho giá giảm. Nến giá sau đó sẽ thường tăng trở theo xu hướng ban đầu. 
  • Xu hướng giảm (bearish): giai đoạn này thường giá cổ phiếu giảm mạnh, xuất hiện xu hướng tăng trở lại ở điếm giá quá thấp. Nhà đầu tư bắt đầu có tâm lý lạc quan, cho rằng cổ phiếu được định giá rẻ nên tích cực mua. Khi đạt mức kháng cự, giá tiếp tục giảm. 

Dấu hiệu pullback là gì

Thời điểm xuất hiện pullback

Pullback chủ yếu do tác động tâm lý của nhà đầu tư, nên thường xuất hiện khi thị trường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Các thông tin kinh tế vĩ mô. Khi giá cổ phiếu tăng, nếu các thông tin về thị trường và doanh nghiệp xuất hiện thì tâm lý nhà đầu tư sẽ e dè và hoảng sợ. Một vài nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu chốt lời tạo ra Pullback. Ngược lại, khi cổ phiếu thị trường đang giảm nhưng xuất hiện thông tin tích cực, giúp nhà đầu tư lạc quan và thu mua thêm cổ phiếu, tạo ra nhu cầu khiến giá tăng trong ngắn hạn. 
  • Đạt điểm quá mua quá bán. Khi cổ phiếu đạt điểm quá mua trên 75 hoặc quá bán dưới theo chỉ báo RSI, thì pullback sẽ xuất hiện lần lượt giảm giá và hồi phục.

Điểm khác biệt giữa Pullback và xu hướng đảo chiều

Pullback và xu hướng đảo chiều thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Thời gian chính là một trong những yếu tố để phân biệt Pullback hay xu hướng đảo chiều. 

Bản chất đảo chiều là một hình thái xu hướng mới khi xu hướng cũ kết thúc, diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, như khi giá cổ phiếu hết tăng trưởng và bước sang giai đoạn downtrend. Còn pullback chỉ diễn ra trong ngắn hạn và giá cổ phiếu sẽ sớm quay lại xu hướng chính trước đó. 

Cách giao dịch khi xuất hiện Pullback

Kết hợp sử dụng MA

Đường trung bình động MA được nhiều nhà đầu tư kết hợp khi giao dịch với Pullback, trong đó đường MA 20 và 50 phù hợp cho giao dịch trong ngắn hạn. 

Độ trễ của MA được xem là một bất lợi tuy nhiên vẫn là dấu hiệu đáng tin cậy để ra quyết định. Khi nến giá ở trên hoặc giảm giá chạm vào đường MA 20, 50 thì là thời điểm phù hợp để vào lệnh. 

Kết hợp Pullback và đường trung bình động MA 

Kết hợp sử dụng Fibonacci

Fibonacci là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, đưa ra điểm cắt lỗ và chốt lời phù hợp. Các mốc thường được ưu tiên vào lệnh là 50%, 61,8% và 38,2%. Nếu các mốc này bị phá vỡ trong thời gian ngắn thì sẽ chờ đợi đến các mốc Fibonacci bên dưới. Nếu giá hồi về các mức này, xu hướng chính sẽ tiếp tục sau khi Pullback

Kết hợp Pullback và Fibonacci 

Kết hợp sử dụng kháng cự hỗ trợ

Đường hỗ trợkháng cự là dấu hiệu bạn cần chú ý khi kết hợp với pullback. Khi giá chạm đường hỗ trợ và tăng, bạn có thể chốt lời. Ngược lại, khi giá chạm đường kháng cự và đi xuống, giá có thể giảm sâu nên bạn nên cắt lỗ phù hợp. 

Kết hợp Pullback và đường kháng cự - hỗ trợ

Kết hợp sử dụng trendline

Khi giá có xu hướng tăng, các điểm chạm và đường trendline sẽ là điểm mua phù hợp, giảm giá ngược xu hướng là dấu hiệu để nhà đầu tư kiếm lợi từ nhịp này. 

Ngược lại, khi giá trong xu hướng giảm, những điểm hồi phục và chạm trendline là cơ sở để bán chốt lời, pullback kết thúc, giá tiếp tục giảm theo xu hướng chính trước đó. 

Kết hợp Pullback và trendline

Kết hợp chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX cũng cần được tham khảo khi vào lệnh theo pullback. Theo đó nếu ADX > 25 là xu hướng mạnh. Đảo chiều trong ngắn hạn có thể là pullback. Bạn nên kết hợp chỉ báo này với đường MA, đường trendline, đường hỗ trợ và kháng cự để ra quyết định. 

Lời kết

Qua bài viết trên, Anfin hy vọng bạn đã hiểu rõ bản chất pullback là gì và bí quyết giao dịch khi xuất hiện dấu hiệu này kết hợp cùng các yếu tố kỹ thuật khác. Đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn, bổ ích tại ứng dụng tài chính Anfin để trở thành nhà đầu tư thông minh hiệu quả. 

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..