<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

7 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công

Được viết bởi ông Nguyễn Thành Trung - CFA, MBA, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty CP chứng khoán Thành Công, Cố vấn nội dung của Anfin

Các mẹo tiết kiệm và đầu tư dưới đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn, giảm thiểu tình trạng “thiếu trước hụt sau”.

chuyen-gia-tai-chinh

Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ biết thêm về các nguyên tắc tiết kiệm và đầu tư giúp bạn quản lý tài chính hàng tháng, ước tính số năm bạn cần đầu tư để đạt mức sinh lời mong muốn và hơn thế nữa.

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc 72 - 114 - 144

Nguyên tắc 72 được hiểu một cách đơn giản là, nếu bạn muốn biết SỐ NĂM để tài sản bạn tăng gấp ĐÔI, bạn chỉ cần lấy 72 chia cho tỷ suất sinh lời hàng năm.

Ví dụ: Nếu 1 năm bạn đầu tư đạt mức sinh lời 36%, thì số năm để tài sản của bạn tăng gấp ĐÔI là 72/36 = 2 năm.

Tương tự như nguyên tắc 72, muốn biết số năm để tài sản bạn tăng gấp BA, bạn chỉ cần áp dụng Nguyên tắc 114 - lấy 114 chia cho tỷ suất sinh lời hàng năm.

Ví dụ: Nếu 1 năm bạn đầu tư đạt mức sinh lời 20%, thì số năm để tài sản tăng gấp BA là 114/20 = 5,7 năm.

Tương tự như nguyên tắc 72 và 114, muốn biết số năm để tài sản bạn tăng gấp BỐN, bạn chỉ cần lấy 144 chia cho tỷ suất sinh lời hàng năm.

Ví dụ: Nếu 1 năm bạn đầu tư đạt mức sinh lời 20%, thì số năm để tài sản tăng gấp BỐN là 144/20 = 7,2 năm. 

Bằng việc nắm rõ ba nguyên tắc tiết kiệm và đầu tư cơ bản trên, bạn sẽ có thể ước lượng được khoảng thời gian để bạn gia tăng tài sản của mình dựa trên mức sinh lời hàng năm. 

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc 70

Đây là nguyên tắc giúp bạn xem giá trị tiền của bạn sẽ giảm như thế nào do lạm phát.

 

Với nguyên tắc này, bạn có thể xác định số năm mà giá trị tiền của bạn sẽ giảm đi một nửa vì lạm phát hàng năm. Theo đó, bạn chỉ cần lấy 70 chia cho mức lạm phát bình quân hàng năm sẽ tính được tổng thời gian số tiền của bạn sẽ mất đi 50% nếu không sử dụng hay tiết kiệm và đầu tư.

Ví dụ: Giả định lạm phát tại Việt Nam là 4%/năm, nếu bạn để tiền không làm gì, thì giá trị tiền của bạn sẽ giảm đi 50% sau khoảng 70/4 ~ 17,4 năm.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/saving


Nguyên tắc 3: Nguyên tắc 4%

Đây là nguyên tắc giúp bạn xác định số tiền bạn cần tích lũy để nghỉ hưu an toàn. Quy tắc 4% được phát triển dựa trên nghiên cứu của William Bengen, một nhà tư vấn lập kế hoạch tài chính ở Nam California (Mỹ). Sau khi ông nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm, William đã nhận ra rằng, 4% là tỷ suất sinh lời an toàn có thể gần như chắc chắn đạt được trong dài hạn dù thị trường có diễn biến thế nào. Và nếu một người về hưu có thể đủ sống với 4% số tiền tích lũy trong năm đầu, những năm sau điều chỉnh lạm phát, thì người đó có thể nghỉ hưu an toàn trong 30 năm.

Ví dụ: Nếu một tháng bạn cần chi tiêu 20 triệu đồng (tương ứng 1 năm là 240 triệu), theo công thức trên thì để nghỉ hưu an nhàn trong 30 năm, bạn cần có được số tiền tối thiểu là 240/4% = 6 tỷ đồng.

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng một danh mục đầu tư và tiết kiệm để số tiền của bạn tăng trưởng theo từng năm nhằm hạn chế thất thoát vì lạm phát. Vì hiện nay mức độ lạm phát rất khó đoán, cùng các yếu tố vĩ mô khác như suy thoái kinh tế, dịch bệnh… Đầu tư luôn là giải pháp tốt để đảm bảo dòng tiền không bị mất giá và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/saving


Nguyên tắc 4: Nguyên tắc 100 – tuổi của bạn

Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi đầu tư là cần giảm dần mức rủi ro khi tuổi bạn tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao tìm ra chính xác mức độ an toàn tương đương với từng độ tuổi. “Nguyên tắc 100 - tuổi của bạn” sẽ giúp trả lời câu hỏi này. 

Theo quy tắc này, để xác định phần trăm tài sản bạn nên đầu tư vào cổ phiếu ở một độ tuổi cụ thể, thì bạn cứ lấy 100 - tuổi của bạn sẽ ra tỷ trọng cổ phiếu. Ví dụ như một người 30 tuổi thì 70% danh mục đầu tư nên là cổ phiếu. Phần còn lại có thể là tiết kiệm, trái phiếu hay những khoản đầu tư khác an toàn hơn. Càng lớn tuổi thì càng giảm tỷ trọng cổ phiếu đi. 

Nguyên tắc 5: Nguyên tắc quỹ khẩn cấp

Nguyên tắc này đơn giản khuyên bạn nên dành một khoản tiền mặt để xây dựng quỹ khẩn cấp, khoản tiền được trích ra cho những sự kiện rủi ro bất ngờ. Số tiền này sẽ không dành để mua nhà, mua xe, hay cho những chuyến du lịch, giải trí…, mục đích của quỹ là cho những tình huống xảy đến bất ngờ như bạn không may thất nghiệp, bị đau ốm…

Theo các chuyên gia, bạn nên dành ra ít nhất một khoản tương đương chi phí sinh hoạt thiết yếu trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Bạn có thể bắt đầu với một khoản tiền nhỏ. Qua thời gian, bạn sẽ có đủ số tiền bạn cần cho những tình huống bất ngờ. Bạn cũng có thể tận dụng khoản tiền này để tiết kiệm và đầu tư để gia tăng giá trị, tránh lạm phát, nhưng bạn cần chọn các hình thức có thanh khoản cao giúp bạn dễ dàng rút tiền ra khi cần.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/saving


Nguyên tắc 6: Nguyên tắc "Pay yourself first" - Trả trước cho bản thân

Theo Investopedia, trả tiền cho bản thân là một trong những lời khuyên hữu ích về quản lý tiền. Ý tưởng đằng sau phương pháp này rất đơn giản: Hàng tháng hoặc bất cứ khi nào có thu nhập, bạn cần ưu tiên giữ lại tiền tiết kiệm trước, sau đó mới tính đến các chi phí sinh hoạt. Số tiền ở tháng đầu tiên có thể không nhiều, nhưng bạn sẽ nhận ra mình dần hình thành thói quen, xem trọng việc tích lũy sau một thời gian thực hành đều đặn. Mức lý tưởng là bạn nên dành 10-20% tiền lương mỗi tháng để tiết kiệm. 

Nguyên tắc 7: Nguyên tắc xác định tình hình tài chính

Đây là nguyên tắc này được sáng lập bởi Thomas J. Stanley & William D Danko trong quyển “Millionaire Next Door”. Tác giả cho rằng tài sản ròng của một người - tổng tài sản mà cá nhân đó sở hữu trừ đi các khoản nợ của chính họ, tài sản ròng có thể là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trang sức, các khoản tiền đã được đầu tư, thông thường sẽ được tính theo công thức:


Số tuổi x Thu nhập hàng năm/10=Tài sản ròng

Trong đó chia 10 là lời khuyên theo kinh nghiệm của tác giả. 

Ví dụ: Hiện bạn đang 30 tuổi, thu nhập hàng năm là 200 triệu. Theo công thức trên, tài sản ròng thật sự bạn cần có là: 600 triệu. Nếu bạn có nhiều hơn số đó thì bạn là người giàu có, còn thấp hơn con số đó thì tài sản của bạn đang thấp hơn so với thực lực. 

Trên đây là những nguyên tắc tiết kiệm và đầu tư giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính của mình! 

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/saving

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..