<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

"HPG “lội ngược dòng” về 58.100đ, tính cả cổ tức thì anh x3 tài khoản"

Tỷ suất sinh lợi khoảng 273%, vậy là anh vui vẻ tiếp tục “hold”.

câu chuyện đầu tư

Cách đây khoảng 3 năm, một người bạn chuẩn bị qua Google UK làm việc đã liên lạc với mình để hỏi về đầu tư.

Là một người học IT ở nước ngoài, anh bạn này không hề có kiến thức về tài chính và đầu tư. Đặc biệt, anh thấy rất e ngại vì đi đâu cũng thấy mọi người nói về vấn đề minh bạch, “đội lái”… ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với việc thị trường tăng một mạch từ 2016 đến 2018, không tham gia thì lại tiếc, lỡ tăng tiếp thì sao. Nhưng mà đầu tư thì biết gì đâu để đầu tư?! Đơn giản nhất như nguồn thông tin để THỬ nghiên cứu còn chưa biết, chưa kể đến còn phải xem thử công ty này làm về cái gì, ngành này ra sao, vì sao chọn công ty này chứ không phải công ty khác cùng ngành,…

Vậy là sau một thời gian trao đổi, bàn bạc, tụi mình đã thống nhất mua HPG, nắm giữ dài hạn.

Vào ngày mua, 26/02/2018, HPG có giá 63.000đ trước chia tách và cổ tức, tức giá sau chia và cổ tức là 21.280đ. Giá cổ phiếu HPG sau đó trượt dài về 12.480đ trước đại dịch Covid, thậm chí còn rớt thê thảm về mức 9.170đ giữa đại dịch. Tuy nhiên, tháng 11/2021, HPG đã “lội ngược dòng” về 58.100đ, mang lại tỷ suất sinh lợi vào khoảng 273%, tính cả cổ tức thì anh x3 tài khoản. Vậy là, anh vui vẻ tiếp tục “hold”.

Vậy vì sao lại là HPG, làm thế nào để tìm được một cổ phiếu tương tự như HPG và vì sao vẫn giữ ngay cả khi mức lỗ là 55%?

Theo kinh nghiệm của mình, để đầu tư hiệu quả, bạn phải chú trọng đến 2 điểm sau: đầu tiên là chiến lược đầu tư, thứ 2 là lựa chọn cổ phiếu.

Với đa số nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những người mới, thường có xu hướng bỏ qua chiến lược đầu tư để tiến thẳng tới bước chọn “3 chữ cái” (mã cổ phiếu). Ngược lại, các tổ chức tài chính lớn sẽ thường vạch ra chiến lược rõ ràng trước. Vậy chiến lược ở đây là gì? Chiến lược sẽ có thể bao gồm: kỳ vọng lợi nhuận/rủi ro, khung thời gian đầu tư, thanh khoản của thị trường mình tham gia…. 

Việc không xác định sẵn lý tưởng đầu tư sẽ rất dễ khiến nhà đầu tư cá nhân rơi vào những hoàn cảnh sau: tư duy định kiến, thay đổi liên tục phong cách đầu tư và rồi bị rối, áp dụng chiến lược không phù hợp với khẩu vị rủi ro và cá tính.

Nhìn lại một chút về trường hợp của HPG bên trên. Đầu tiên là ở phương diện khung thời gian đầu tư. Thường có 3 khung thời gian chính: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngắn hạn thường là các khoản đầu tư dưới 1 năm, trung hạn thường từ 1 đến 3 năm và dài hạn là 3 năm trở lên. Việc xác định khung thời gian sẽ dựa trên độ tuổi của nhà đầu tư, khoảng thời gian nhà đầu tư cần tiền (mua nhà, mua xe, tiền học phí cho con cái) và độ gắn bó với thị trường. Ở trường hợp cụ thể này, anh bạn mình xác định đầu tư dài hạn vì anh còn trẻ, trước mắt chưa tính đến nhà hay xe, thứ hai nữa là anh không có quá nhiều thời gian để theo dõi chứng khoán hàng ngày.

Còn về kỳ vọng lợi nhuận, khả năng chịu đựng rủi ro cũng như các bước chọn cổ phiếu, mình sẽ chia sẻ tiếp với các bạn ở các bài sau. 

(Câu chuyện từ bạn Hoàng)

Đầu tư - Từ đâu là chuỗi bài thuật lại những câu chuyện về tài chính, đầu tư. Bạn muốn chia sẻ câu chuyện đầu tư của mình đến Anfin? Anfin luôn sẵn lòng lắng nghe, bạn chỉ cần liên hệ Anfin tại fanpage hoặc gửi câu chuyện đến email: hello@anfin.vn

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..