Có nên gửi vàng tiết kiệm không? Ngân hàng nào gửi tiết kiệm vàng?
Hiện nay, nhiều người lựa chọn hình thức gửi vàng tiết kiệm bởi vàng là một dạng tài sản quý, có giá trị cao rất thích hợp cho việc đầu tư tích lũy. Ngoài ra, hình thức này ghi điểm bởi độ an toàn qua thời gian và rất tiện lợi. Cùng Anfin xem qua một số thông tin về hình thức gửi vàng tiết kiệm này nhé!
Thế nào là gửi vàng tiết kiệm?
Gửi vàng tiết kiệm là một hình thức đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ sử dụng số tiền nhàn rỗi có sẵn để mua vàng đủ tiêu chuẩn với mức giá khác nhau tùy vào từng thời điểm. Khoảng tiền gửi của nhà đầu tư bỏ ra cho việc gửi vàng tiết kiệm sẽ tương ứng với số lượng vàng cùng giá tiền ngay tại thời điểm đó. Kỳ hạn gửi vàng ở ngân hàng kết thúc, người gửi sẽ nhận được khoảng tiền ngang giá tương đương với số vàng ngay tại thời điểm thanh toán.
Đặc điểm của gửi vàng tiết kiệm
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của hình thức gửi vàng tiết kiệm như sau:
- Lãi suất khi chọn gửi vàng tiết kiệm được tính dựa trên sự chênh lệch giá vàng tại thời điểm được thanh toán so với thời điểm mua ban đầu.
- Người gửi sẽ nhận được cả gốc và lãi bằng tiền mặt khi kỳ hạn tiết kiệm kết thúc.
- Quy định vàng được gửi tiết kiệm đạt đủ chuẩn như vàng SJC 9999.
- Tại thời điểm đăng ký, khoản tiền gửi vàng tiết kiệm phải ít nhất và tương ứng với 2 chỉ vàng.
- Kỳ hạn gửi tiết kiệm khác nhau tùy vào nhu cầu của người gửi. Thông thường, kỳ hạn sẽ kéo dài từ 1 đến 36 tháng, thông tin sẽ được công bố tùy vào từng kỳ gửi.
- Khi thực hiện giao dịch gửi vàng tiết kiệm cần có các chứng từ chi tiết như giấy gửi tiền tiết kiệm, giấy rút tiền tiết kiệm hoặc giấy đề nghị chuyển khoản.
Nhìn chung, hình thức này hiện đang khá phổ biến. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, bạn nên cân nhắc một số ưu và nhược điểm để không khỏi băn khoăn về kết quả lợi nhuận nhé!
Xem thêm: Thắc mắc nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn thường được đặt ra đối với các nhà đầu tư vàng với kế hoạch dài hạn, ưu tiên tích trữ sinh lời.
Ưu điểm
- Vàng là một dạng tài sản bằng kim loại quý có tính ổn định theo thời gian, không bị mất giá và khi đầu tư gửi vàng tiết kiệm người gửi sẽ nhận được gốc lẫn lãi khi kỳ hạn kết thúc.
- Đảm bảo độ an toàn về giá trị và hạn chế các rủi ro khi thị trường tài chính gặp vấn đề về lạm phát.
- Khi gửi vàng ở các ngân hàng sẽ đi kèm các ưu đãi khác, tạo cơ hội vay vốn, mở thẻ tiết kiệm hoặc bảo lãnh đi du học hay du lịch,...
- Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ cho người gửi có thể chuyển đổi tài sản sang chủ sở hữu khác nhưng vẫn bảo toàn về phần lãi suất.
- Bên cạnh đó, người gửi sẽ nhận được một số giấy tờ chứng chỉ tiết kiệm thể hiện độ an toàn khi tích trữ và không lo mất cắp. Ngân hàng sẽ là bên chịu trách nhiệm chính về pháp lý đối với khoản vàng mà bạn gửi tiết kiệm.
Xem thêm: Thắc mắc “có nên mua vàng thời điểm này” thường xuyên được hỏi từ các nhà đầu tư vào thị trường vàng nhằm tích lũy sinh lời dài hạn.
Nhược điểm
Tuy hình thức gửi vàng tiết kiệm có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số nhược điểm mà các nhà đầu tư phải xem xét qua, cụ thể:
- Gửi vàng tiết kiệm có mức lãi suất thấp hơn so với gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.
- Thị trường có nhiều biến động lên xuống khó lường về giá vàng, nhà đầu tư phải bỏ nhiều thời gian theo dõi để có thể hạn chế rủi ro hoặc thậm chí không thu về được khoản lợi nhuận nào nếu số tiền được gửi quá ít.
Vì vậy, gửi vàng tiết kiệm tồn tại song song giữa ưu và nhược điểm.
Công thức tính lãi suất khi gửi vàng tiết kiệm
Trước khi gửi vàng tiết kiệm, bạn cần kiểm tra lãi suất và kỳ hạn được quy định tại mỗi ngân hàng hoặc phòng giao dịch. Anfin chia sẻ công thức tính lãi suất vô cùng đơn giản như sau:
Tiền lãi nhận được = Số vốn gốc khi gửi * (Lãi suất/360) * Số ngày kỳ hạn
Trong đó:
- Số vốn gốc khi gửi sẽ được xác định trên số lượng vàng và quy đổi sang tiền mặt tương ứng.
- Lãi suất được quy định công khai tại ngân hàng
- Số ngày kỳ hạn là số ngày thực tế mà kỳ hạn bạn chọn.
Ví dụ: Khi bạn gửi 1 cây vàng có giá trị tương ứng 57 triệu đồng theo quy định giá ngân hàng. Về phần lãi suất được công khai tại ngân hàng là 0.5% với kỳ hạn 2 tháng.
Vậy lãi suất bạn nhận được sau 2 tháng là: 57*(0.5%/360)*60= 47.500 đồng
Như vậy, khi bạn gửi vào 57 triệu đồng cùng với lãi suất 0.5% cho 2 tháng thì lãi suất bạn nhận lại được là 47.500 đồng.
Xem thêm: Hiểu rõ được mối quan hệ giữa vàng và lãi suất sẽ giúp các nhà giao dịch xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.
Hình thức gửi vàng tiết kiệm ở ngân hàng
Nhiều người đánh giá cao hình thức đầu tư gửi vàng tiết kiệm này bởi những lợi ích đi kèm từ Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng bao gồm ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại không được huy động người dân gửi vàng hay trả lãi cho vay nữa. Quy định được phát hành rõ theo Thông tư số 12 ngày 25/11/2012. Từ đó, bạn chỉ có thể sử dụng dòng tiền nhàn rỗi để gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.
Mặc dù không còn được áp dụng tại các ngân hàng nhưng bạn có thể sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng hoặc thuê két để lưu trữ vàng an toàn hơn. Với những dịch vụ này, nhà đầu tư có thể gửi vàng, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm giữ hộ nhưng không nhận được lãi. Ngoài ra, người gửi phải thanh toán một khoản phí giữ hộ cho ngân hàng tương đương 1%/năm/giá trị vàng.
Dịch vụ cho phép khách hàng gửi vàng, ngân hàng giữ hộ mà không nhận lãi. Đồng thời khách hàng đóng thêm một khoản phí giữ hộ cho ngân hàng, thường là dưới 1%/năm/ giá trị vàng.
Tham khảo qua một số ngân hàng có dịch vụ giữ hộ vàng:
- Ngân hàng Vietinbank: Tại đây chuyên cung cấp các dịch vụ ký quỹ, giữ hộ các loại tài sản, trong đó có vàng.
- Ngân hàng BIDV: Ngân hàng được đánh giá khá cao về độ uy tín khi cung cấp dịch vụ giữ hộ vàng và thuê két.
- Ngân hàng TPBank: Đây là ngân hàng uy tín tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ ký gửi vàng.
Với bài viết trên, Anfin đã chia sẻ tất tần tật ưu và nhược điểm của hình thức gửi vàng tiết kiệm. Hy vọng thông tin trên sẽ có ích trong việc chọn lựa hình thức đầu tư sinh lời của bạn nhé!
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí