Cổ phiếu ngành bán lẻ - Cơ hội tăng trưởng trong năm 2023
Với tình hình biến động của VN-Index, nhiều nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ không phải ngoại lệ. Với áp lực lạm phát gia tăng, biên lợi nhuận của các cổ phiếu ngành này bị ảnh hưởng nặng nề. Cùng phân tích tình hình hoạt động cùng tiềm năng phát triển của ngành trong năm 2023.
Tình hình hoạt động cổ phiếu ngành bán lẻ
Tình hình toàn ngành bán lẻ
Sau giai đoạn lạm phát tăng cao, sức mua người dân dần hồi phục, thị trường bán lẻ cuối năm dần sôi động trở lại. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 2.6% so với tháng 10 và tăng 17.5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến 2022
Theo Vietnam Report, hơn phân nửa số doanh nghiệp bán lẻ được khảo sát có kết quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức so với thời điểm trước đại dịch Covid 19. Đáng chú ý, doanh nghiệp kinh doanh các chuỗi bán lẻ mang tính lâu bền có tốc độ phục hồi nhanh hơn chuỗi tiêu dùng nhanh.
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20.5% so với cùng kỳ năm 2021, và tăng 14.9% so với năm 2019.
Các doanh nghiệp bán lẻ nổi bật
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt doanh thu thuần 10 tháng đầu năm 2022 là 28.535 tỷ đồng, tăng 95.5%, lợi nhuận sau thuế là 1.487 tỷ đồng, tăng 118.2% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp cho thuê mặt bằng bán lẻ đang sôi động cho mùa mua sắm lớn nhất trong năm cùng với hàng loạt dịp lễ hội như Black Friday 25/11, Giáng sinh 24/12, bên cạnh WorldCup và Tết Âm lịch đến sớm hơn mọi năm.
CTCP Vincom Retail (VRE) đạt lợi nhuận ròng trong quý 3/2022 gấp 32 lần. Đối với Công ty Bán lẻ Kỹ thuật số FRT thì doanh thu mảng điện thoại và máy tính xách tay vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng chuỗi nhà thuốc Long Châu có mức lãi tốt ngay từ quý 4/2021 và lượng khách hàng tăng dần đều và ổn định.
Với đà tăng trưởng, FRT vừa ra Nghị quyết rót vốn vào chuỗi cửa hàng dược phẩm, bao gồm đầu tư mở rộng cửa hàng, tăng cường hệ thống phân phối và hậu cần. Dự kiến vốn đầu tư vào Long Châu sẽ khoảng 450 tỷ đồng, nâng mức sở hữu của FRT lên 89.83%. .
FRT tự tin hoàn thành kế hoạch đặt ra với doanh thu 27.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 720 tỷ đồng.
Đối với Công ty Cổ phần thế giới số DGW, sáu tháng đầu năm 2022, công ty đã đạt 45% kế hoạch đề ra, tự tin đạt mục tiêu doanh thu là 26.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 800 tỷ đồng.
Chiếm phần lớn trong tổng doanh thu là mảng điện thoại di động với 55%, máy tính xách tay, máy tính bảng (28%), thiết bị văn phòng (15%).
Nhóm các sản phẩm cao cấp như điện thoại di động, đồ trang sức, thời gian, oto, có sức tăng trưởng tốt. Nhóm ngành điện máy, điện tử tiêu dùng gặp khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng.
Theo báo cáo 10 tháng đầu năm 2022 của Công ty Đầu tư Thế giới Di động - MWG, doanh thu của tập đoàn tăng 21%, riêng tháng 10 giảm 18% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu tháng 10 của chuỗi Thế giới di động tăng do sản phẩm iPhone. Tuy nhiên, doanh thu cũng không quá nổi bật do đứt gãy cung ứng từ Trung Quốc.
Doanh thu chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh 2021-2022
Đối với thương hiệu Bách Hóa Xanh, doanh thu 10 tháng đầu năm giảm 9%, tháng 10 có sức tăng trở lại với 22% so với cùng kỳ năm 2021. Chuỗi cửa hàng này cũng ghi nhận mức lợi nhuận dương và cao hơn thời điểm đầu năm do gia tăng kênh mua sắm online và tái cấu trúc cửa hàng.
Dự phóng đến hết năm 2022, Thế giới di động sẽ đạt doanh thu 145.185 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.377 tỷ đồng.
Tiềm năng phát triển cổ phiếu ngành bán lẻ
Trong những năm qua, ngành bán lẻ luôn duy trì mức tăng trưởng cao gấp 1.5-2 lần so với GDP. Cổ phiếu ngành bán lẻ được hưởng lợi từ quy mô thị trường dân số đông, ước tính 180-200 tỷ đô la Mỹ, khoảng 50% GDP.
Ngành bán lẻ đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước như: Lotte Mart, Masan Group, MWG, Central Group, ThaiBev,... khiến cho thị trường ngày càng sôi động. Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam trong năm 2021 là 3.560 đô la Mỹ, tăng dần đến năm 2025 sẽ chạm 5.000 đô la Mỹ.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm 2022 dự kiến là 3.5%-4%. Chính phủ cũng đang giải ngân gói kích thích kinh tế, giảm thuế giá trị gia tăng 2%, gói đầu tư hạ tầng. Dự kiến GDP trong năm 2022 khoảng 7%.
Nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam sẽ hồi phục đà tăng trưởng từ quý 3/2023 khi tốc độ tăng lãi suất của FED chạm lại, tình hình kinh tế vĩ mô được kiểm soát và người tiêu dùng có niềm tin hơn nền kinh tế.
Tăng trưởng doanh thu hàng cao cấp tại Việt Nam
Thị trường bán lẻ hàng cao cấp tại Việt Nam vẫn là điểm sáng khi đạt 976 triệu đô la Mỹ vào 2021, tiếp tục tăng trưởng mỗi năm 6.7% để đạt mức 1 triệu đô la Mỹ vào 2025. Với khoảng hơn 70.000 cá nhân tại Việt Nam có quy mô tài sản hơn 1 triệu đô la Mỹ thống kê năm 2021, thì thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
Các công ty bán lẻ hàng tiêu dùng vẫn duy trì tình hình tài chính tốt hơn các nhóm ngành khác. Các doanh nghiệp có dòng tiền mặt mạnh, tỷ lệ đòn bẩy vay nợ thấp, vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ ổn định hơn trước biến động của nền kinh tế vĩ mô.
Xem thêm: Tổng hợp danh sách các mã cổ phiếu theo ngành trên ba sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCOM, đầy đủ chi tiết nhất 2023.
Lời kết
Với những thông tin trong bài viết, Anfin hy vọng bạn có thêm dữ liệu để phân tích đánh giá cổ phiếu ngành bán lẻ trong năm 2023. Cùng theo dõi diễn biến thị trường mới nhất tại ứng dụng tài chính Anfin, tiếp cận những mã cổ phiếu hàng đầu với vốn cực thấp.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí