Top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất
Vốn hóa là khái niệm thường được sử dụng trong đầu tư chứng khoán để phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hiểu vốn hóa là gì, nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn cổ phiếu hiệu quả
Vốn hoá là gì?
Vốn hóa là tổng giá trị các cổ phiếu đang được công ty lưu hành ở thời điểm hiện tại. Vốn hóa còn có tên gọi khác là vốn hóa thị trường hay Market Capitalization. Như vậy, vốn hóa còn được xem là tổng số tiền bỏ ra để mua lại doanh nghiệp tại thời điểm xem xét.
Chi tiết trong báo cáo tài chính thì vốn hóa sẽ bao gồm: giá trị cổ phiếu đang lưu hành, nợ dài hạn và phần thu nhập còn giữ lại.
Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate)
Một khái niệm quan trọng khác là tỷ lệ vốn hóa - capitalization rate. Đối với các công ty lớn, có nhiều loại cổ phần và vốn vay khác nhau thì tỷ lệ này được tính cho mỗi loại cổ phần/vốn vay trong tổng cơ cấu vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
Công thức tính vốn hóa là gì?
Để xác định vốn hóa doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng công thức sau:
Vốn hóa thị trường = Giá trị 01 cổ phiếu x Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại
Ví dụ: Doanh nghiệp XYZ có 90 triệu cổ phiếu, bán ra thị trường với giá 30 đô la/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa được tính: 90 triệu cổ phiếu x 30 đô la/ cổ phiếu = 270 triệu đô la.
Ý nghĩa của vốn hóa thị trường chứng khoán
Vốn hóa được sử dụng nhiều để định giá doanh nghiệp, vậy ý nghĩa thực sự của khái niệm này là gì?
Thể hiện vị thể của doanh nghiệp
Đa phần các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có lợi thế cạnh tranh và tạo được uy tín trên thị trường. Ngược lại, nếu mới thành lập hoặc là quy mô nhỏ, doanh nghiệp sẽ có giá trị vốn hóa thấp, chịu nhiều sự tác động của thị trường.
Tính thanh khoản và mức độ rủi ro
Nếu doanh nghiệp có vốn hóa tốt chứng tỏ số lượng cổ phiếu phát hành ngoài thị trường nhiều và nhà đầu tư có cơ hội thực hiện giao dịch mua/bán. Nếu tập trung vào những doanh nghiệp này, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro vì cổ phiếu có tính thanh khoản tốt.
Tăng trưởng ổn định
Các công ty đã có chỗ đứng trên thị trường có thể tốc độ tăng trưởng không hấp dẫn bằng các doanh nghiệp nhóm penny nhưng ổn định và phù hợp để đầu tư lâu dài.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường
Như đề cập ở trên, giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố: giá cổ phiếu và hoạt động phát hành cổ phiếu ngoài thị trường. Đây cũng chính là hai yếu tố tác động đến giá trị vốn hóa.
- Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp: luôn biến động vì nhiều nguyên nhân: thị trường, niềm tin của nhà đầu tư, tình hình kinh tế trên trong nước và toàn cầu.
- Việc thu mua các cổ phiếu đã phát hành ngoài thị trường và hoạt động mua vào cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất
Đa phần các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất là những doanh nghiệp bluechip đầu ngành, dẫn dắt toàn bộ thị trường. Đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là sức hút lớn, thanh khoản tốt, tiềm năng tăng trưởng và mang lại thu nhập dài hạn cho nhà đầu tư. Cùng tham khảo 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất hiện tại.
Bên cạnh các doanh nghiệp dẫn đầu như trong hình, nhiều doanh nghiệp trong danh mục VN30 sàn HoSE cũng có vốn hóa lớn, đa dạng lĩnh vực, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Lưu ý về vốn hóa thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư nếu nắm được thông tin vốn hóa sẽ phân tích doanh nghiệp hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện giao dịch hoặc nắm giữ. Nhà đầu tư cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Phân biệt vốn hóa và vốn chủ sở hữu
Nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
- Vốn hóa doanh nghiệp trên thị trường sẽ căn cứ vào quy mô doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa luôn biến động vì phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu và tổng số lượng phát hành ở thời điểm nhất định. Vốn hóa là yếu tố phân tích chứ không hẳn quyết định giá trị thực tại của doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu sẽ tính toán và phân tích giá trị thực của doanh nghiệp. Yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu không phải là giá cổ phiếu mà là tài sản cố định. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu không thay đổi liên tục mà có giá trị lâu dài.
Ảnh hưởng của vốn hóa với đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư luôn quan tâm đến tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, giá trị vốn hóa đóng vai trò quan trọng trong phân tích tình hình biến động của thị trường.
Vốn hóa càng cao thể hiện giá trị cổ phiếu tăng trưởng. Nhà đầu tư cần lựa chọn danh mục phù hợp, chuẩn bị ngân sách tài chính cho các công ty thuộc nhóm large cap. Nếu ngân sách có giới hạn, nhà đầu tư nên nghiên cứu doanh nghiệp nhóm mid cap.
Vốn hóa là một trong những tiêu chí để phân tích doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư nên quan tâm thêm các thông tin khác như báo cáo tài chính, định hướng doanh nghiệp và tầm nhìn ban lãnh đạo,... để quyết định có mua cổ phiếu hay không.
Trong mối tương quan giữa các doanh nghiệp cùng ngành, vốn hóa lớn sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho nhà đầu tư vì tính thanh khoản cao và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ có thể tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, nhưng độ rủi ro cũng lớn hơn.
Chiến lược đầu tư hiệu quả dựa trên vốn hóa
Nhà đầu tư có thể theo dõi những kinh nghiệm đầu tư hữu ích dưới đây để lên chiến lược lựa chọn cổ phiếu hiệu quả:
Đầu tư dài hạn với cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình. Chiến lược này phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro trung bình. Lợi nhuận đạt được là chênh lệch giữa giá cổ phiếu phát hành và các hoạt động chi trả cổ tức định kỳ. Nhóm cổ phiếu này không có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhưng đều đặn và ổn định.
Đầu tư lướt sóng dành cho nhà đầu tư có thời gian quan sát diễn biến thị trường. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu có vốn hóa trung bình, tốc độ tăng trưởng cao. Với chiến lược này, nhà đầu tư cần xác định mức giới hạn rủi ro và mục tiêu tăng trưởng sinh lời để ra quyết định tỉnh táo.
Luôn có danh mục đầu tư hợp lý, bao gồm nhiều cổ phiếu với giá trị vốn hóa khác nhau để phân tán độ rủi ro. Điều này giúp bạn gia tăng an toàn và đạt lợi nhuận mong muốn.
Lời kết
Đầu tư là hành trình trải nghiệm thú vị, cần nhiều kiến thức liên quan đến doanh nghiệp, thị trường và các chỉ số tài chính. Qua bài viết trên, Anfin hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để hiểu vốn hóa là gì - cơ sở để định giá trị doanh nghiệp trong từng thời điểm.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin
- Mở tài khoản chỉ mất vài phút
- Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
- Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí