Hợp đồng tương lai Lúa mì

Hợp đồng tương lai Lúa mì

Đầu tư lúa mì trên thị trường hàng hóa phái sinh

Hợp đồng tương lai lúa mì là một công cụ tài chính quan trọng, cho phép nhà đầu tư thị trường hàng hóa phái sinh quản lý rủi ro giá cả và đầu cơ dựa trên biến động giá của lúa mì. Hiện nay, các hợp đồng tương lai lúa mì trên sàn giao dịch hàng hóa đã được chuẩn hóa điều khoản về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Theo đánh giá, tiềm năng của lúa mì trên thị trường hàng hóa phái sinh là rất lớn do nhu cầu tiêu thụ ổn định và liên tục tăng trên toàn cầu.

Lúa mì - Sản phẩm đầu tư mang lại lợi nhuận caoLúa mì - Sản phẩm đầu tư mang lại lợi nhuận cao

Thông tin cơ bản về lúa mì

Lúa mì, tên khoa học là Triticum spp., là một trong những loại ngũ cốc quan trọng nhất và được trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Nó không chỉ đóng vai trò là thực phẩm cơ bản cho con người mà còn là nguyên liệu chính trong sản xuất nhiều sản phẩm khác.

Các quốc gia hàng đầu trong sản xuất lúa mì hiện nay bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ và Ukraine. Cả bốn nước này đều sở hữu những vùng trồng lúa mì rộng lớn với hiệu quả sản xuất cao. 

Lúa mì được tiêu thụ nhiều tại các quốc gia có dân số đông và nền kinh tế phát triển. Trong số đó, Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ là những thị trường tiêu thụ lớn nhất. Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số khổng lồ, chủ yếu dùng lúa mì để sản xuất thực phẩm hàng ngày như bánh mì và mì. Về phía châu Âu và Hoa Kỳ, với một nền kinh tế phát triển và sự đa dạng trong việc sử dụng lúa mì, họ dùng lúa mì để sản xuất thực phẩm, thức uống và chăn nuôi gia súc.

Lúa mì là cây nông sản quan trọngLúa mì là cây nông sản quan trọng

Lúa mì không chỉ quan trọng trong ngành thực phẩm mà còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như dược phẩm, giấy, chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm. Trong ngành dược phẩm, gluten từ lúa mì được dùng để sản xuất viên nang; ngành công nghiệp giấy sử dụng gluten để phủ sản phẩm giấy; ngành chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm sử dụng mầm lúa mì cho các sản phẩm như xà phòng và kem dưỡng.

So với các loại nông sản khác, lúa mì có những điểm mạnh và tiềm năng như sau:

  • Lúa mì là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều thực phẩm, bao gồm bánh mì, bánh quy, mì, bia, và rượu. Sự đa dạng trong ứng dụng của lúa mì làm tăng giá trị của cây trồng này và tạo ra một thị trường ổn định cho sản phẩm lúa mì.
  • Khả năng thích nghi với điều kiện môi trường: Lúa mì có khả năng phát triển tốt ở nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Sự linh hoạt này giúp giảm thiểu rủi ro và biến lúa mì trở thành một cây trồng ổn định trong nền kinh tế nông nghiệp.
  • Tiềm năng tăng trưởng trong nhu cầu thị trường: Với sự gia tăng dân số và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm, lúa mì có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và thức uống, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
  • Sự phát triển trong công nghệ và khoa học: Công nghệ và nghiên cứu ngày càng cải thiện sản xuất lúa mì, từ việc chọn giống, quản lý đất đai đến quy trình chế biến. Điều này giúp tăng cường năng suất và chất lượng của lúa mì, từ đó đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng cao.

Quy mô Thị trường Lúa mì Toàn cầu ước tính đạt 50,21 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 62,86 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,60% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Theo ghi nhận của MXV, trong giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024, thị trường lúa mì Việt Nam ghi nhận sự thay đổi rất lớn trong khối lượng giao dịch. Cụ thể, khối lượng giao dịch lúa mì giảm từ mức đỉnh 3.1 triệu lot trong tháng 11/2023 xuống còn 2 triệu lot trong tháng 12/2023, đến tháng 2/2024, khối lượng giao dịch đã có sự hồi phục khi tăng nhẹ lên mức 2,9 triệu lot (gần bằng mức đỉnh vào cuối năm 2023). 

Thị trường lúa mì Việt Nam ghi nhận sự thay đổi rất lớn trong khối lượng giao dịch trong giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024Thị trường lúa mì Việt Nam ghi nhận sự thay đổi rất lớn trong khối lượng giao dịch trong giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024

Nguồn gốc ra đời hợp đồng tương lai lúa mì

Hợp đồng tương lai lúa mì được giao dịch lần đầu tiên tại Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) vào năm 1848, đánh dấu sự khởi đầu của thị trường hàng hóa phái sinh hiện đại.

Hợp đồng tương lai lúa mì được bắt đầu vào năm 1848Hợp đồng tương lai lúa mì được bắt đầu vào năm 1848

Thị trường phái sinh lúa mì đang mở ra cánh cửa đầu tư đầy tiềm năng. Giá lúa mì tăng liên tục do yêu cầu thị trường và nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chủ yếu của cơ hội đầu tư này. Tham gia giao dịch hợp đồng tương lai lúa mì trên thị trường phái sinh giúp nhà đầu tư tận dụng xu hướng tăng giá để kiếm lời.

Không những thế, thị trường phái sinh lúa mì nổi bật với tính thanh khoản cao, nhờ khối lượng giao dịch lớn trên các sàn toàn cầu, giúp nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch một cách linh hoạt và nhanh chóng.

Đầu tư vào lúa mì còn giúp tăng cường đa dạng hóa danh mục đầu tư, một lựa chọn thông minh khi cổ phiếu và quỹ đầu tư thông thường không đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng và giảm thiểu rủi ro. Thị trường phái sinh lúa mì cung cấp một lựa chọn đầu tư bổ sung, tăng cường sự an toàn cho danh mục đầu tư.

Lúa mì, với vai trò là nguyên liệu cơ bản trong ngành thực phẩm, luôn có nhu cầu cao và ổn định, đem lại cơ hội đầu tư lâu dài và bền vững. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lúa mì, mở rộng danh mục đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận của bạn, hãy tham gia với AnfinX ngay. Chúng tôi cung cấp một nền tảng đầu tư minh bạch, cho phép bạn tiếp cận thị trường hàng hóa toàn cầu một cách dễ dàng, nhanh chóng!

Banner-1

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÚA MÌ (ZW)

Biểu đồ giá lúa mì hôm nay

 

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá lúa mì

Giá lúa mì trên thị trường được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Giá dầu: Có mối liên hệ chặt chẽ giữa giá dầu và giá lúa mì. Giá dầu cao hơn sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho nông dân, từ việc sử dụng máy móc như máy kéo đến chi phí sản xuất phân bón, cũng như chi phí vận chuyển lúa mì trên toàn thế giới. Điều này kéo theo hệ lụy là giá lúa mì tăng theo.
  • Năng suất đất: Sự tăng trưởng của nguồn cung lúa mì phần lớn đến từ việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để tăng năng suất, cũng như quy mô trung tâm hóa các trang trại, giúp tăng hiệu quả sản xuất. 
  • Yếu tố khí hậu: Lúa mì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi. Các điều kiện thời tiết cực đoan như nhiệt độ cao, lạnh giá và thiếu mưa sẽ gây giảm nguồn cung khi nông dân phải đối mặt với mùa màng kém.
  • Dân số toàn cầu và tăng trưởng thu nhập: Sự tăng trưởng dân số và thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ lúa mì trên toàn thế giới. Nếu nhu cầu tăng thì giá cũng tăng theo.
  • Giá của các sản phẩm thay thế: Giá của các loại ngũ cốc khác có thể ảnh hưởng đến giá lúa mì do người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế nếu giá lúa mì tăng cao.
  • Ngoài ra, các sự kiện chính trị và xã hội như xung đột có thể ảnh hưởng đến giá lúa mì do chúng gây ra sự không chắc chắn về nguồn cung từ các quốc gia sản xuất chính. Ví dụ, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá lúa mì leo thang.

Giá lúa mì bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố cung cầu và yếu tố thời tiếtGiá lúa mì bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố cung cầu và yếu tố thời tiết

THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH LÚA MÌ (ZWA)

Hàng hóa giao dịch 

Lúa mì Chicago Soft Red Winter CBOT 

Mã hàng hóa 

ZWA 

Độ lớn hợp đồng 

5000 giạ / Lot 

Đơn vị yết giá 

cent / giạ 

Thời gian giao dịch 

Thứ 2 - Thứ 6: 
• Phiên 1: 07:00 - 19:45
• Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau)

Bước giá 

0.25 cent / giạ 

Tháng đáo hạn 

Tháng 3, 5, 7, 9, 12 

Ngày đăng ký giao nhận 

Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên 

Ngày thông báo đầu tiên 

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn 

Ngày giao dịch cuối cùng 

Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn 

Ký quỹ 

Theo quy định của MXV 

Giới hạn vị thế 

Theo quy định của MXV 

Biên độ giá 

Giới hạn giá ban đầu 

Giới hạn giá mở rộng 

$0.40/giạ 

$0.60/giạ 

Phương thức thanh toán 

Giao nhận vật chất 

Tiêu chuẩn chất lượng 

Lúa mì SRW loại 1, loại 2 

Chú ý:

  • Ngày thông báo đầu tiên: Ngày thông báo đầu tiên cho việc giao hàng vật chất được công bố, tức là đến ngày này, nhà đầu tư giữ vị thế cần phải quyết định liệu có giao nhận hàng vật chất hay không. Do Sở Giao Dịch Hàng Hóa chưa thiết lập cơ chế giao hàng vật chất, nên tất cả các vị thế sẽ phải được tất toán trước ngày thông báo đầu tiên. Thông thường, ngày tất toán vị thế sẽ là trước ngày thông báo đầu tiên, khoảng hai (02) ngày làm việc.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày cuối cùng mà một hợp đồng tương lai có thể được giao dịch hoặc đóng lại trước khi giao nhận hàng. Trong khoảng thời gian từ ngày Thông báo Đầu tiên đến Ngày Giao Dịch Cuối Cùng, giá trên biểu đồ kỳ hạn sẽ tiếp tục biến động dựa trên cung cầu thực tế của sản phẩm có Hợp Đồng kỳ hạn. Theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, vị thế mở sau ngày Thông báo Đầu tiên sẽ ngay lập tức bị đóng lại. Nhà Đầu tư cần lưu ý các yếu tố này để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp.

TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG

Theo quy định của sản phẩm Lúa mì SRW CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Lúa mì SRW được giao dịch phân chia thành 2 loại là loại 1 và loại 2. Lúa mì có độ ẩm vượt quá 13,5% sẽ không được giao nhận. Trong đó, chi tiết về lúa mì loại 1 và lúa mì loại 2 được mô tả ở bảng dưới:

Loại 1

Loại 2

Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 58.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 60.0 pound đối với các loại khác.

Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 57.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 58.0 pound đối với các loại khác.

Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 3.0%, trong đó.

Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 5.0%, trong đó.

Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 2.0%, trong đó do nhiệt là 0.2%

Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 4.0%, trong đó do nhiệt là 0.2%

Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.4%

Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.7%

Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 3.0%

Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 5.0%

Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 3.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 1.0%

Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 5.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 2.0%

Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1%

Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1%

Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4.

Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4.

Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31.

Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31.

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..