Hợp đồng tương lai Đậu tương

Hợp đồng tương lai Đậu tương

Giao dịch đậu tương trên thị trường hàng hóa phái sinh

Trên thị trường hàng hóa phái sinh, hợp đồng tương lai đậu tương đóng vai trò quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với tính thanh khoản cao và khả năng bảo vệ rủi ro. Với tiềm năng lớn của đậu tương trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa.

Hợp đồng tương lai Đậu tương - Hứa hẹn cho nhà đầu có tầm nhìn xaHợp đồng tương lai Đậu tương - Hứa hẹn cho nhà đầu có tầm nhìn xa

Thông tin cơ bản về đậu tương

Đậu tương (Glycine max), hay còn gọi đậu nành, là một loại cây thuộc họ đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Đông Á nhưng hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. 

Đậu tương được trồng nhiều ở đâu? Nơi trồng và sản xuất đậu tương nhiều nhất trên thế giới là Hoa Kỳ, Brazil và Argentina. Các quốc gia này có điều kiện tự nhiên và hạ tầng phát triển tốt, cũng như có nhu cầu lớn về sản phẩm đậu tương. Những quốc gia tiêu thụ đậu tương nhiều nhất bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu (đặc biệt là các quốc gia như Đức và Hà Lan).

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giớiTrung Quốc là thị trường nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới

So với các mặt hàng nông sản khác, đậu tương là cây trồng có nhiều điểm mạnh. Cụ thể tác dụng của đậu tương như sau:

  • Nguồn cung cấp protein: Đậu tương là một nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng, chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Điều này biến đậu tương trở thành nguồn thực phẩm chính cho người ăn chay và sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm cũng như thức ăn gia súc.
  • Chế phẩm đa dạng: Đậu tương có thể chế biến thành nhiều chế phẩm khác nhau như dầu đậu tương, bột đậu tương, sữa đậu tương, đậu hũ, miso, tempeh, và nước tương/xì dầu. Sự đa dạng này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và tiềm năng cho thị trường trồng đậu tương.
  • Thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai: Đậu tương có khả năng chịu đựng với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới. Chính vì vậy, đậu tương có thể được trồng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
  • Cây trồng tốt cho đất: Đậu tương có khả năng cố định đạm từ không khí nhờ vi khuẩn cộng sinh, giúp cải thiện chất lượng đất và giảm chi phí phân bón.
  • Nhu cầu thực phẩm thực vật và thực phẩm sạch tăng nhanh: Với sự phát triển của phong trào ăn chay và ưu tiên sức khỏe, đậu tương đang ngày càng phổ biến trên thị trường thực phẩm sạch và thực phẩm chay. Điều này tạo ra một cơ hội phát triển lớn cho ngành sản xuất và chế biến đậu tương.

Hiện nay, đậu tương được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, đặc biệt là trong sản xuất đồ hộp, thực phẩm chay, sữa đậu nành,... Ngoài ra, đậu tương còn là nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp protein thực vật chất lượng cao cho gia súc

Có thể thấy tiềm năng của đậu tương là rất lớn và có thể sẽ phát triển rất nhanh trong tương lai. 

Theo ghi nhận của MXV, trong giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024, thị trường đậu tương Việt Nam có một vài biến động nhẹ. Cụ thể, khối lượng giao dịch đậu tương giảm từ mức đỉnh 7 triệu lot trong tháng 10/2023 xuống còn 5 triệu lot trong tháng 12/2023, đến tháng 2/2024, khối lượng giao dịch đã có sự hồi phục khi tăng nhẹ lên mức 5,8 triệu lot. 

2-thi-truong-dau-tuong-viet-nam-theo-mxvThị trường đậu tương Việt Nam có một vài biến động nhẹ trong giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024

Nguồn gốc ra đời hợp đồng tương lai đậu tương

Hợp đồng tương lai đậu tương bắt đầu được giao dịch tại sàn CBOT (Chicago Board of Trade) vào năm 1932. Sau đó, hợp đồng tương lai dầu đậu tương và hợp đồng tương lai khô đậu tương lần lượt được giao dịch vào các năm 1946 và 1947. 

z5419763466786_e794dc153818b5b112386a3643b7d919Hợp đồng tương lai đậu tương được bắt đầu vào năm 1932

Hợp đồng tương lai đậu tương ra đời nhằm các mục đích như sau:

  • Quản lý rủi ro: Vì giá đậu tương có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, cung cầu trên thị trường toàn cầu, và các yếu tố kinh tế-chính trị nên hợp đồng tương lai giúp các bên liên quan (như nhà sản xuất, thương nhân và người tiêu dùng) quản lý rủi ro giá cả.
  • Giá cả ổn định: Các hợp đồng tương lai đậu tương giúp ổn định giá cả của đậu tương trong tương lai thông qua việc xác định giá cả trước trong thời điểm hiện tại.
  • Khóa giá đậu tương: Khi mua hợp đồng tương lai, người mua có thể khóa giá mua hoặc bán một lượng đậu tương nhất định vào một thời điểm trong tương lai, nhờ đó họ có thể lên kế hoạch tài chính một cách chắc chắn hơn.
  • Khả năng tham gia thị trường: Nhờ hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia thị trường đậu tương mà không cần phải sở hữu thực tế đậu tương. Điều này tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và linh hoạt cho các nhà đầu tư.
  • Tăng cường thanh khoản: Hợp đồng tương lai đậu tương thường được giao dịch trên các sàn giao dịch, tạo ra một thị trường thanh khoản cho các bên tham gia, giúp họ dễ dàng mua bán hợp đồng và thoát khỏi vị thế đầu tư của mình.

Đậu tương không chỉ là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi mà còn là một tài sản đầu tư chiến lược do khả năng phòng ngừa lạm phát và biến động giá cả. AnfinX cung cấp nền tảng đầu tư minh bạch và dễ tiếp cận, giúp nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường đậu tương một cách linh hoạt. Hãy tham gia cùng chúng tôi để tận dụng cơ hội đầu tư hàng hóa phái sinh ngay hôm nay!

Banner-1

 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐẬU TƯƠNG (ZSE)

Biểu đồ giá đậu tương hôm nay

 

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá đậu tương

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương, chúng ta có thể chia thành hai góc độ chính: yếu tố cung cầu và yếu tố thời tiết của các quốc gia trồng và sản xuất nhiều. 

Yếu tố cung cầu

  • Sản lượng trồng trọt: Sản lượng đậu tương được trồng trọt ở các quốc gia sản xuất nhiều như Hoa Kỳ, Brazil và Argentina sẽ ảnh hưởng đến cung cấp đậu tương trên thị trường toàn cầu. Nếu sản lượng giảm do các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh hoặc giá cả không hấp dẫn, cung cấp đậu tương có thể bị giảm.
  • Cung cầu từ các quốc gia tiêu thụ lớn: Nhu cầu đậu tương từ các quốc gia tiêu thụ lớn như Trung Quốc và châu Âu có thể ảnh hưởng đến cung cấp và giá cả trên thị trường. Nếu nhu cầu tăng đột ngột hoặc giảm sút, có thể gây ra biến động đáng kể trong giá cả.
  • Tình hình kinh tế-chính trị: Các yếu tố kinh tế và chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến cung cầu đậu tương. Chính sách về nhập khẩu và xuất khẩu, biện pháp bảo vệ môi trường, và biến động tỷ giá có thể tác động đến quyết định trồng trọt và xuất khẩu đậu tương của các quốc gia. Trong trường hợp giá đồng USD tăng thì giá đậu tương sẽ giảm và ngược lại.

z5414288756153_4636b37be93b2eb544787d87dd8a17c0Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có ảnh hưởng mạnh đến giá đậu tương

Yếu tố thời tiết các quốc gia trồng và sản xuất nhiều

  • Thiên tai và khí hậu: Các yếu tố thời tiết như hạn hán, mưa lũ, hoặc cơn bão có thể ảnh hưởng đến việc trồng và sản xuất đậu tương ở các quốc gia lớn. Nếu thời tiết xấu gây mất mát đậu tương, nguồn cung sẽ giảm và giá cả có thể tăng.
  • Biến động mùa vụ: Các biến động mùa vụ như sự kéo dài hoặc rút ngắn của mùa vụ trồng có thể ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương. 

Tóm lại, giá cả của đậu tương trên thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Điều này khiến cho thị trường đậu tương có tính biến động và đòi hỏi các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý rủi ro thích hợp.

THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH ĐẬU TƯƠNG (ZSE)

Hàng hóa giao dịch

Đậu tương CBOT

Mã hàng hóa

ZSE

Độ lớn hợp đồng

5000 giạ / Lot 

Đơn vị yết giá

cent / giạ

Thời gian giao dịch

Thứ 2 - Thứ 6: 
• Phiên 1: 07:00 - 19:45
• Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau)

Bước giá

0.25 cent / giạ

Tháng đáo hạn

Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 11

Ngày đăng ký giao nhận

Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Giới hạn giá ban đầu

Giới hạn giá mở rộng

$0.85/giạ

$1.30/giạ

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Đậu tương loại 1, loại 2, loại 3

Chú ý:

  • Ngày thông báo đầu tiên: Ngày thông báo đầu tiên cho việc giao hàng vật chất được công bố, tức là đến ngày này, nhà đầu tư giữ vị thế cần phải quyết định liệu có giao nhận hàng vật chất hay không. Do Sở Giao Dịch Hàng Hóa chưa thiết lập cơ chế giao hàng vật chất, nên tất cả các vị thế sẽ phải được tất toán trước ngày thông báo đầu tiên. Thông thường, ngày tất toán vị thế sẽ là trước ngày thông báo đầu tiên, khoảng hai (02) ngày làm việc.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày cuối cùng mà một hợp đồng tương lai có thể được giao dịch hoặc đóng lại trước khi giao nhận hàng. Trong khoảng thời gian từ ngày Thông báo Đầu tiên đến Ngày Giao Dịch Cuối Cùng, giá trên biểu đồ kỳ hạn sẽ tiếp tục biến động dựa trên cung cầu thực tế của sản phẩm có Hợp Đồng kỳ hạn. Theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, vị thế mở sau ngày Thông báo Đầu tiên sẽ ngay lập tức bị đóng lại. Nhà Đầu tư cần lưu ý các yếu tố này để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp.

TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG

Theo quy định của sản phẩm Đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Đậu tương được giao dịch là đậu tương loại 1, đậu tương loại 2, đậu tương loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Độ ẩm tối đa: 13%

Độ ẩm tối đa: 14%

Độ ẩm tối đa: 14%

Trọng lượng kiểm tra tối thiểu là 56,0 trên 1 giạ

Trọng lượng kiểm tra tối thiểu là 54,0 trên 1 giạ

Trọng lượng kiểm tra tối thiểu là 52,0 trên 1 giạ

Tỷ lệ hạt hư hỏng tối đa là 2,0% trong đó hỏng do nhiệt là 0,2%

Tỷ lệ hạt hư hỏng tối đa 3.0%, trong đó do nhiệt là 0.5%

Tỷ lệ hạt hư hỏng tối đa 5.0%,

Tỷ lệ vật ngoại lai tối đa 1.0%

Tỷ lệ vật ngoại lai tối đa 2.0%

Tỷ lệ vật ngoại lai tối đa 3.0%

Tỷ lệ hạt nứt vỡ tối đa 10%

Tỷ lệ hạt nứt vỡ tối đa 20%

Tỷ lệ hạt nứt vỡ tối đa 30%

Tỷ lệ đậu khác màu tối đa 1.0%

Tỷ lệ đậu khác màu tối đa 2.0%

Tỷ lệ đậu khác màu tối đa 5,0%

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..