Kim Loại Quý Tăng mạnh trước thềm công bố dữ liệu lạm phát Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/03, Thị trường Kim Loại tràn ngập sắc xanh. Cụ thể, Bạc ghi nhận mức tăng nhẹ 0,68% lên 25,71 USD/ounce. Bạch kim có màn trình diễn ấn tượng hơn với mức tăng 2,81% lên 940,5 USD/ounce, đánh dấu mức cao nhất kể từ cuối tháng 1.
Lý do cho sự tăng giá của hai kim loại này là do nhu cầu trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp được công bố vào ngày 21/03 sắp tới. Các nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát cao có thể khiến Fed tăng lãi suất, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán và khiến các kim loại quý trở nên hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, kỳ vọng cắt giảm lãi suất cũng thúc đẩy giá bạc và bạch kim tăng. Các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào mùa hè này, điều này sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý và khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Tuần trước, bình luận từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã làm tăng kỳ vọng rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào mùa hè này. Kỳ vọng cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 6 hiện ở mức trên 70%. Điều này có lợi cho giá bạc và bạch kim do chi phí cơ hội của việc nắm giữ giảm bớt, từ đó thúc đẩy lực mua trên thị trường trong phiên đầu tuần.
Hầu hết các mặt hàng kim loại cơ bản đều tăng giá trong phiên giao dịch ngày 12 tháng 3 năm 2024, trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm nay. Đồng COMEX tăng 0,95% lên 3,92 USD/pound, được hỗ trợ bởi lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường. Theo dữ liệu của Ủy ban Đồng Chile (Cochilco), sản lượng đồng của Codelco, nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới, đã giảm gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 107.000 tấn trong tháng 1. Và Dự trữ đồng trên hệ thống LME cũng giảm hơn 30% xuống còn 110.850 tấn kể từ cuối tháng 12, góp phần hỗ trợ giá.
Bên cạnh đó quặng sắt lại giảm trái chiều mạnh, lao dốc hơn 6% xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua, chạm mức 106,14 USD/tấn. Sức ép từ tồn kho vượt trội là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này. Dự trữ quặng sắt tại các cảng Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong một năm, khi hoạt động bất động sản và sản xuất của Trung Quốc vẫn chịu áp lực.