Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/03, cho thấy một bức tranh trái chiều với sự phân hóa rõ rệt giữa hai nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Nhóm kim loại quý chịu áp lực giảm giá mạnh. Cụ thể, giá bạc giảm 1,3% xuống 24,39 USD/ounce, và giá bạch kim cũng giảm 1,3% xuống 928,2 USD/ounce.
Giá kim loại quý Bạc và Bạch Kim giảm nguyên nhân chính do:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 3,1%. Chỉ số CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh, cũng tăng 3,8% so với dự báo 3,7%. Dữ liệu lạm phát cao khiến kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất giảm bớt. Lãi suất cao khiến kim loại quý trở nên kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Ngoài ra, đồng USD tăng giá cũng gây áp lực lên giá kim loại quý.
Nhóm kim loại cơ bản lại có diễn biến trái chiều, với một số mặt hàng tăng. Đồng và Quặng sắt ghi nhận mức tăng lần lượt 0,09% và 2,06% lên mức 3,9320 USD/pound và 108,3 USD/ Tấn.
Nguyên nhân chính dẫn sự tăng của Đồng và Quặng Sắt.
- Đồng: Thị trường đồng toàn cầu đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt do sản lượng của một số nhà sản xuất hàng đầu sụt giảm. Dữ liệu cho thấy dự trữ đồng trên hệ thống LME đã giảm hơn 30% kể từ cuối năm ngoái, góp phần tạo áp lực lên giá đồng và nhu cầu theo mùa đối với đồng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong quý II, thúc đẩy đà tăng giá của mặt hàng này. Tuy nhiên, lạm phát cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ đồng trong tương lai.
- Quặng Sắt: Nhu cầu từ Trung Quốc, thị trường tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới vẫn chưa cho thấy sự phục hồi đáng kể. Các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng nhu cầu của Trung Quốc trong bối cảnh thiếu các gói kích thích mới. Tuy nhiên, xu hướng chính đang là giảm giá bởi lĩnh vực bất động sản tiêu thụ sắt thép của Trung Quốc hiện vẫn chưa cho thấy sự phục hồi đáng kể nào.