Tìm hiểu về cà phê Robusta và thị trường cà phê Robusta phái sinh tại Việt Nam
Tìm hiểu về cà phê Robusta và thị trường cà phê Robusta phái sinh tại Việt Nam
Cà phê nguyên chất Robusta là một loại cafe chiếm phần lớn thị trường cà phê pha tại Việt Nam, đây cũng là loại cafe chiếm hơn 90% diện tích gieo trồng cà phê tại Việt Nam. Sau đây là những thông tin hữu ích liên quan đến cà phê nhân Robusta và cách giao dịch mặt hàng này hiệu quả bằng hợp đồng tương lai cà phê Robusta.
Hợp đồng tương lai cà phê Robusta - Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh hấp dẫn tại Việt Nam
Giới thiệu về cà phê Robusta
Cà phê Robusta (còn được gọi là cà phê vối, cà phê nhân xanh) là một loại cafe được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều thực khách ưa chuộng. Sau đây là những thông tin cần biết về Robusta coffee:
Đặc điểm cà phê Robusta
Cà phê Robusta là một loại cây có hình dạng cây gỗ hoặc cây bụi với chiều cao có thể lên đến 10m khi trưởng thành. So với cà phê Arabica thì hạt cà phê Robusta có hình dáng nhỏ và tròn hơn cùng hàm lượng caffein gần gấp đôi (2-4% so với 1-2% của cafe Arabica). Thông thường sau khi trồng từ 3 đến 4 năm thì những cây cà phê Robusta có thể được thu hoạch, và vòng đời của cây có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm.
Cà phê Robusta hiện là loại cafe được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
Cà phê Robusta là loại cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, những nơi có lượng nhiệt trong năm lớn và ở khu vực có chiều cao trên dưới 100m so với mực nước biển. Đây là loại cây có sức đề kháng tốt và có thể chống chịu với sâu bệnh khá hiệu quả. Do hàm lượng cafein cao nên cà phê Robusta có vị đắng hơn so với cafe Arabica.
Hiện nay các loại cà phê Robusta tại Việt Nam chủ yếu được chia thành 2 dòng, đó là cà phê Robusta Sẻ và cà phê Robusta Cao sản. Cà phê Robusta Sẻ là giống thuần chủng, có hạt nhỏ nhưng chắc và nặng đồng thời hương vị đậm đà. Trong khi đó cà phê Robusta cao sản cho sản lượng nhiều, tuy nhiên chất lượng thì không bằng cà phê Robusta Sẻ.
Cà phê Robusta được trồng nhiều ở những quốc gia nào?
Hiện nay nếu tính về sản lượng thu hoạch thì Brazil là quốc gia đứng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng nếu tính về số lượng xuất khẩu thì Việt Nam lại đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về cà phê Robusta. Nguyên nhân chính do phần lớn sản lượng cà phê Robusta của Brazil là để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Tiếp đến là các quốc gia như Colombia, Indonesia, Ethiopia, Honduras, Ấn Độ,… cũng có sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn.
Các sản phẩm từ cà phê Robusta Việt Nam hiện đang được xuất khẩu đi toàn thế giới
Cà phê Robusta được tiêu thụ nhiều ở những quốc gia nào?
Có thể nói thói quen uống cafe hiện có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, với hai loại cafe chủ yếu là Arabica và Robusta. Như đã nói ở trên thì Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phê Robusta nhiều nhất thế giới và thị trường chính nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam là Đức, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản,… Cùng với Brazil và Việt Nam thì đây cũng là những quốc gia có lượng tiêu thụ cà phê Robusta lớn nhất thế giới hiện nay.
Điểm mạnh của cà phê Robusta và tiềm năng phát triển của cà phê Robusta
Cây cà phê Robusta là loại cây có khả năng chống lại các loại sâu đục thân, bệnh tuyến trùng, bệnh gỉ sắt,… khá tốt và đem lại sản lượng khá đồng đều hàng năm. Sức đề kháng tốt giúp người trồng không tốn quá nhiều chi phí trong việc chăm sóc cây cà phê Robusta nhưng lại có thể thu hoạch được sản lượng lớn hơn khá nhiều so với cafe Arabica.
Cà phê Robusta có hương vị đặc trưng rất cuốn hút người dùng
Cà phê Robusta có vị đắng đặc trưng và nếu người dùng đã quen với vị cà phê Robusta thì sẽ có cảm giác “nghiện”. Đây cũng là lý do mà nhiều quốc gia đang chuyển dần sản lượng trồng cafe Arabica sang cà phê Robusta để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng trên toàn cầu. Điều này đem lại tiềm năng phát triển rất lớn cho cây cà phê Robusta trong tương lai.
Cà phê Robusta được sử dụng nhiều cho ngành nào?
Ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới thì cà phê Robusta được sử dụng nhiều trong việc pha chế các loại cafe để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của người dùng. Đây là nguyên liệu quan trọng để giúp món cafe rang xay trở nên đậm đà và hấp dẫn người uống hơn. Cà phê Robusta cũng là nguyên liệu quan trọng được sử dụng để pha các loại cà phê espresso truyền thống của Ý.
Bên cạnh việc sử dụng để pha chế cafe thì bã của cà phê Robusta có thể được sử dụng như một loại phân bón cho cây trồng giúp giảm tỉ lệ sâu rầy một cách khá hiệu quả. Đây cũng là lý do mà một số trang trại thường thu mua bã cà phê Robusta về để làm phân bón cho cây trồng.
Từ tháng 9/ 2023 cho đến tháng 3 năm 2024 thì khối lượng giao dịch cà phê Robusta theo ghi nhận của MXV (Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam) có sự biến động khá lớn, tuy nhiên chưa có tháng nào dưới 320.000 Lot. (Xem thêm tại đây)
Nguyên nhân ra đời hợp đồng tương lai cà phê Robusta
Hợp đồng tương lai về cà phê Robusta là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay trong các giao dịch trên sàn ICE New York và Liffe NYSE ở London. Có hai nguyên nhân chính khiến cho loại hình hợp đồng tương lai cà phê Robusta ra đời đó chính là:
- Nhằm đảm bảo nguồn tiêu thụ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn trên thế giới có thể tính toán được đầu ra cho sản phẩm của mình. Với loại hình hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư muốn mua cà phê Robusta đòi hỏi phải chốt một mức giá nhất định kèm theo khoản tiền đặt cọc. Nếu đến hẹn trong hợp đồng mà nhà đầu tư không nhận hàng thì bên phân phối sẽ được hưởng số tiền đặt cọc này.
- Bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trước những biến động có thể xảy ra đối với thị trường cà phê Robusta trong tương lai. Ví dụ bạn đã chốt hợp đồng thu mua cà phê Robusta trong 6 tháng tới với mức giá 100.000đ/ kg thì đúng 6 tháng sau bạn cũng chỉ phải trả mức giá này dù cho giá cà phê Robusta trên thị trường lúc này có thể đã lên đến 120.000đ/kg.
Như vậy các bạn vừa cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần biết về cà phê nhân Robusta và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào hợp đồng tương lai của mặt hàng này. Nhìn một cách tổng quát thì cà phê Robusta là mặt hàng có tiềm năng to lớn để phát triển trong tương lai và đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư, vấn đề còn lại là bạn cần lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp nhất.
Đầu tư hiệu quả cùng AnfinX
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu sâu thêm về những giao dịch liên quan đến cà phê Robusta thì AnfinX chính là một người bạn đồng hành đáng tin cậy. AnfinX là ứng dụng tài chính đa tiện ích giúp bạn có thể tham khảo giá cà phê Robusta trực tuyến hôm nay, giá cà phê trực tuyến sàn Luân Đôn, sàn New York,… một cách nhanh chóng và chính xác nhất để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.
Đồng hành cùng AnfinX còn giúp các bạn sẽ có được những lời tư vấn 1:1 đến từ những chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, giúp bạn chốt được những hợp đồng hấp dẫn. Chúc các bạn thành công!
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÀ PHÊ ROBUSTA (RC)
Biểu đồ giá cà phê Robusta hôm nay
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cà phê Robusta
Là một trong những loại nông sản được tiêu thụ vào loại mạnh nhất thế giới hiện nay, giá cà phê Robusta bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
Thời tiết
Đây là yếu tố ảnh hưởng chung đến tất cả các mặt hàng nông sản nói chung và dĩ nhiên cà phê Robusta cũng không ngoại lệ. Tuy là giống cây trồng có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện thời tiết tuy nhiên sản lượng cà phê Robusta cũng bị ảnh hưởng nếu thời tiết tiết không thuận lợi kéo dài (mưa dầm, ít nắng,…). Khi sản lượng giảm thì theo quy luật, giá của cà phê Robusta sẽ tăng.
Quy luật cung cầu
Giá cả của tất cả các mặt hàng trên thị trường đều bị chi phối bởi quy luật cung cầu, và giá cà phê Robusta cũng không ngoại lệ. Đã từng có thời kỳ khi cafe Arabica được ưa chuộng và lượng cầu giảm đã khiến giá cà phê Robusta tại Việt Nam giảm chỉ còn chưa đến 45.000đ/kg, và điều này đã đảo chiều sau khi xu hướng của người dùng có sự thay đổi. Có thể nói quy luật cung cầu là yếu tố chi phối rất lớn đến giá cà phê Robusta trên thị trường.
Biểu đồ giá cà phê Robusta trong năm 2023
Những biến động tầm vĩ mô
Những biến động tầm vĩ mô như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chiến lược chính trị của mỗi quốc gia và cùng lãnh thổ,… cũng là các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến giá cà phê Robusta khi giao dịch. Dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng cũng là một yếu tố không thể loại trừ khi bạn muốn tìm hiểu và đầu tư vào mặt hàng này.
THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA (LRC)
Giao dịch tại sàn: ICE EU | |
Đơn vị tiền tệ | USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ) |
Đơn vị hợp đồng | pounh (1 pound ~ 0.45kg) |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn / lot |
Bước giá tối thiểu | 1 USD / tấn |
Lãi/ lỗ trên 1 bước giá | 10S |
Biên độ dao động hằng ngày | |
Thời gian gioa dịch | Thứ 2 - Thứ 6 |
15:00 - 23:30 (ngày hôm sau) | |
Các tháng giao dịch | 1, 3, 5, 7, 9, 11, với tổng số tháng được niêm yết là 10 |
Ký quỹ tối thiểu | ~ 54 triệu |
Giá trị hợp đồng | ~ 490 triệu |
VỐN AN TOÀN: 162 triệu, TỈ LỆ ĐÒN BẨY 1:11 |
Chú ý:
- Ngày thông báo đầu tiên: Ngày thông báo đầu tiên cho việc giao hàng vật chất được công bố, tức là đến ngày này, nhà đầu tư giữ vị thế cần phải quyết định liệu có giao nhận hàng vật chất hay không. Do Sở Giao Dịch Hàng Hóa chưa thiết lập cơ chế giao hàng vật chất, nên tất cả các vị thế sẽ phải được tất toán trước ngày thông báo đầu tiên. Thông thường, ngày tất toán vị thế sẽ là trước ngày thông báo đầu tiên, khoảng hai (02) ngày làm việc.
- Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày cuối cùng mà một hợp đồng tương lai có thể được giao dịch hoặc đóng lại trước khi giao nhận hàng. Trong khoảng thời gian từ ngày Thông báo Đầu tiên đến Ngày Giao Dịch Cuối Cùng, giá trên biểu đồ kỳ hạn sẽ tiếp tục biến động dựa trên cung cầu thực tế của sản phẩm có Hợp Đồng kỳ hạn. Theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, vị thế mở sau ngày Thông báo Đầu tiên sẽ ngay lập tức bị đóng lại. Nhà Đầu tư cần lưu ý các yếu tố này để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp.
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
Theo quy định của sản phẩm Cà phê Robusta ICE EU giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa ICE EU.
Cà phê Robusta được chấp nhận giao dịch là cà phê Robusta loại 1, loại 2 và loại 3, đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE EU. Phân loại cà phê Robusta được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA - Specialty Coffee Association of America Hiệp hội cà phê Mỹ
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng và tính toàn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.
- Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê. Không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm hoặc độ chua. Không có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
- Cà phê loại (2): có không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua. Không được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.
- Cà phê loại (3): có không quá 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
- Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.
- Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram.