Tổng quan về Đồng LME và hợp đồng tương lai Đồng LME

Tổng quan về Đồng LME và hợp đồng tương lai Đồng LME

Tổng quan về Đồng LME và hợp đồng tương lai Đồng LME

Hợp đồng tương lai hàng hóa Đồng LME (Mã hàng hóa là LDKZ/CAD) là một trong những mặt hàng thuộc nhóm kim loại được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MVX. Đồng LME được nhận định có tính thanh khoản cao và trải qua nhiều biến động trong thời gian gần đây, loại hàng hóa này đang ngày càng hấp dẫn với giới đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Để giao dịch hiệu quả với loại hàng hóa này, nhà đầu tư cần biết về các đặc điểm chi tiết của hợp đồng giao dịch Đồng LME.

55Đồng LME đang rất thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giao dịch

Giới thiệu về mặt hàng Đồng LME

Đồng nói chung, hay đồng LME nói riêng là một kim loại dẻo có tính chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Ở dạng nguyên chất, loại hàng hóa này mềm và dễ uốn nắn, bề mặt đặc trưng với màu cam đỏ. Cách đây hàng ngàn năm, kim loại đồng đã được con người phát hiện và tận dụng trong đời sống.

Ước tính tổng sản lượng đồng trên thế giới trong khoảng 1014 tấn tính trên khoảng vài km của vỏ Trái Đất. Đến nay, nhờ tính chất mềm,dễ uốn nắn cùng khả năng dẫn điện và nhiệt tốt, đồng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống con người.

Cụ thể:

  • 25% sản lượng Đồng được dùng trong ngành xây dựng
  • 65% sản lượng Đồng được sử dụng trong lĩnh vực điện lực
  • 7% sản lượng Đồng được ứng dụng trong ngành giao thông vận tải
  • 3% ứng dụng trong các lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất khác.

Về tình hình xuất – nhập khẩu Đồng hiện nay, mặc dù trữ lượng đồng của một số nước rất lớn nhưng họ chỉ dự trữ đồng thô và bắt buộc nhập khẩu các sản phẩm từ đồng để phục các nhu cầu sử dụng trong nước. Cụ thể:

  • Những quốc gia xuất khẩu Đồng nhiều nhất: Chile, Congo, Trung Quốc, Zambia, Peru, Nga, Mỹ và Úc.
  • Những quốc gia nhập khẩu Đồng nhiều nhất: Hoa Kỳ và Trung Quốc

Tính đến hiện tại, Trung Quốc là nước nhập khẩu đồng lớn nhất toàn cầu với hình thức chủ yếu là: Nhập khẩu trực tiếp và lưu trữ kho ngoại quan. Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ và Đức thương nhập khẩu đồng thời vào  để tinh luyện và sản xuất đồ đồng gia dụng.

Quá trình chế biến đồng tiêu tốn nhiều năng lượng 

Những lợi thế khi đầu tư vào thị trường Đồng LME

Khi tham gia thị trường phái sinh Đồng LME thì các đối tượng doanh nghiệp sản xuất Đồng sẽ giảm thiểu được các rủi ro về biến động thị trường, đồng thời giảm bớt sự tác động của sự bất ổn về giá cả đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo đầu ra cho kim loại Đồng trên toàn thế giới.

Đối với các nhà giao dịch tham gia thị trường Đồng LME thì bạn được phép chọn những đòn bẩy phù hợp với mức rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu thấp hơn giá trị hợp đồng. Với đầu tư Đồng LME, số vốn ban đầu bạn bỏ ra là không đáng kể. Đồng thời, giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế mọi rủi ro.

Trên đây, AnfinX đã cùng bạn khám phá về sự khác biệt của giao dịch Đồng LME. Có thể thấy đây là một loại hàng hóa có tính thanh khoản cao, đòi hỏi giá thấp và giúp bạn giảm thiểu được các rủi ro trong đầu tư một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi mọi tin tức và biến động về giá cả của Đồng LME để có một chiến lược đầu tư thông minh và hiệu quả nhé!

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỒNG LME

Biểu đồ giá đồng thế giới hôm nay LME

 

Những yếu tố tác động trực tiếp đến giá Đồng LME

Để có chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh, lợi nhuận như ý thì điều đầu tiên nhà giao dịch cần lưu tâm là các yếu tố gây biến động về giá cả Đồng LME. Cụ thể các yếu tố này như sau:

Giá trị đồng USD

Đồng dollar gây ảnh hưởng đến giá cả tất cả các loại hàng hóa phái sinh, kể cả Đồng LME. Khi đồng USD tăng giá sẽ tạo áp lực khiến giá Đồng thế giới LME hạ xuống. Và ngược lại khi đồng USD bị xuống giá thì giá Đồng LME sẽ được đà tăng lên.

Biến động giá các kim loại thay thế

Những dòng kim loại như Niken, sắt, nhôm và chì thường có giá thị trường thấp hơn sẽ được sử dụng để thay thế cho Đồng trong một số lĩnh vực sản xuất để tối ưu chi phí. Vì thế, giá đồng sẽ bị tác động mạnh bởi biến động giá của các loại kim loại này.

Giá dầu thô thế giới

Giá dầu tăng luôn kèm theo những bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu, cũng như gây trở ngại cho quá trình sản xuất các sản phẩm liên quan đến Đồng. Quy trình tinh luyện đồng là một quá trình tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Cụ thể, dầu chiến đến 30% tổng chi phí khai thác và chế biến quặng đồng. Vì thế, khi giá dầu giảm thì giá đồng giảm và ngược lại.

Chênh lệch cung – cầu thế giới

Đồng là loại hàng hóa kim loại dễ khai thác và chế tạo. Việc khai thác đều được thực hiện bởi các tập đoàn tên thế giới. Mặc dù chi phí sản xuất lớn, nhưng các mỏ đồng vẫn chiếm 80% tổng sản lượng tinh luyện mỗi năm. Các nguồn đến từ phế liệu tái chế chỉ chiếm khoảng 20%.

Trên thực tế, hiện tại, lượng đồng sẵn có là không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đang tăng nhanh so với sự phát triển của thế giới. Do đó, sử dụng đồng tái chế cũng dần trở nên phổ biến hơn.

Một số yếu tố khác

Ngoài những yếu tố chính nêu trên, giá  LME đồng hôm nay còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như các tin tức kinh tế vĩ mô, các chính sách của các nước sản xuất đồng và tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu. 

Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hướng đến giá đồng LMECó nhiều yếu tố khách quan ảnh hướng đến giá đồng LME

THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH ĐỒNG LME

Hàng hóa giao dịch

Đồng LME

Mã hàng hóa

LDKZ / CAD

Độ lớn hợp đồng

25 tấn / lot

Đơn vị yết giá

USD / tấn

Loại hợp đồng

3 tháng (3-month)

Kỳ hạn hợp đồng

Niêm yết hằng ngày

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

07:00 - 01:00 (ngày hôm sau)

Bước giá

0.50 USD / tấn

Ngày đáo hạn

03 tháng kể từ ngày hợp đồng được niêm yết

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV từng thời điểm.

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV từng thời điểm.

Biên độ giá

15% giá đóng cửa

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

Chú ý:

  • Ngày thông báo đầu tiên: Ngày thông báo đầu tiên cho việc giao hàng vật chất được công bố, tức là đến ngày này, nhà đầu tư giữ vị thế cần phải quyết định liệu có giao nhận hàng vật chất hay không. Do Sở Giao Dịch Hàng Hóa chưa thiết lập cơ chế giao hàng vật chất, nên tất cả các vị thế sẽ phải được tất toán trước ngày thông báo đầu tiên. Thông thường, ngày tất toán vị thế sẽ là trước ngày thông báo đầu tiên, khoảng hai (02) ngày làm việc.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày cuối cùng mà một hợp đồng tương lai có thể được giao dịch hoặc đóng lại trước khi giao nhận hàng. Trong khoảng thời gian từ ngày Thông báo Đầu tiên đến Ngày Giao Dịch Cuối Cùng, giá trên biểu đồ kỳ hạn sẽ tiếp tục biến động dựa trên cung cầu thực tế của sản phẩm có Hợp Đồng kỳ hạn. Theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, vị thế mở sau ngày Thông báo Đầu tiên sẽ ngay lập tức bị đóng lại. Nhà Đầu tư cần lưu ý các yếu tố này để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp.

TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG

Theo quy định của sản phẩm Đồng giao dịch trên LME (Sở giao dịch Kim loại London).

Đồng loại A có thành phần hóa học theo một trong các tiêu chuẩn dưới đây:

  1. BS EN 1978:1998 - Cu-CATH-1
  2. GB/T 467-2010 - Cu-CATH-1
  3. ASTM B115-10 - cathode Grade 1

Đồng được giao dưới dạng Cathode, khối lượng giao nhận/hợp đồng sai số cho phép trên dưới 2%. 

Đồng được giao theo hợp đồng phải theo thương hiệu được Sở giao dịch Kim loại London phê duyệt.

Tiêu chuẩn BS EN 1978:1998 - Cu-CATH-1

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.